Bệnh nổi mề đay ở trẻ em thường dễ xảy ra bởi da bé khá mỏng manh và rất nhạy cảm. Việc chữa trị nổi mề đay cho trẻ cần được lưu tâm với biện pháp đúng đắn để tránh gây ra những tổn thương đáng tiếc cho da.
Bệnh nổi mề đay ở trẻ em
Bài viết này các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin về nổi mề đay ở trẻ em!
BỆNH NỔI MỀ ĐAY Ở TRẺ EM
Nổi mề đay hay còn có tên gọi khác là nổi mày đay là một dạng phát ban ngoài da. Về bản chất, đây là phản ứng của các mao mạch dưới da với các tác nhân kích thích.
Những trẻ có cơ địa nhạy cảm sẽ dễ gặp phải tình trạng nổi mề đay hơn người bình thường. Bệnh nổi mề đay là một bệnh không lây nhiễm và có thể tự biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày. Mức độ bệnh còn tùy thuộc vào cơ địa cũng như sự tác động của các tác nhân kích thích.
Nguyên nhân gây bệnh
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, các nguyên nhân gây bệnh thường do:
- Cơ địa và sức đề kháng của trẻ còn yếu nên dễ nhiễm khuẩn hoặc bị vật thể lạ xâm nhập qua đường hô hấp hoặc qua da.
- Trẻ ăn một số loại thực phẩm dị ứng như hải sản, một số loại thịt dễ khiến kích thích dị ứng.
- Sử dụng một số loại thuốc trị dị ứng nổi mề đay có chứa thành phần mẫn cảm với cơ thể dẫn đến bé bị nổi mề đay mẩn ngứa.
- Tiếp xúc với một số loại côn trùng hay vi khuẩn gây nên bệnh nổi mề đay ở trẻ em.
- Di truyền từ bố mẹ vì nhiều nghiên cứu cho thấy những trẻ có bố mẹ bị nổi mề đay sẽ có nguy cơ nổi mề đay cao hơn so với trẻ bình thường.
- Trẻ mắc một số bệnh hệ thống như Luput ban đỏ, cường tuyến giáp, u ác tính…
Bên cạnh những nguyên nhân chính này cũng có trường hợp bé bị nổi mề đay nhưng không rõ nguyên nhân.
Triệu chứng thường gặp
Biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi bé bị nổi mề đay khắp người đó là trên da của trẻ xuất hiện các nốt sẩn đỏ, thành từng đám với kích thước khác nhau nằm rải rác trên toàn cơ thể bé. Sẩn nổi trên da, màu hơi đỏ, trong giữa nhạt màu hơn. Chúng xuất hiện đột ngột và lặn đi cũng rất nhanh, dễ dàng lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể.
Đặc trưng khi trẻ em nổi mề đay đó là cảm giác ngứa ngáy, nóng rát khó chịu trên da. Trẻ bị nổi mề đay ngứa khiến trẻ thường xuyên gãi để xua tan cảm giác khó chịu này. Tuy nhiên, việc này chỉ khiến làm tăng thêm kích ứng và càng làm trẻ khó chịu hơn. Không những thế, việc gãi có thể gây cào xước, nhiễm khuẩn gây viêm da nếu không vệ sinh đúng cách.
Một số trường hợp nhạy cảm như trẻ bị nổi mề đay ở mặt, mắt, môi, bộ phận sinh dục hay nội tạng, bé bị nổi mề đay còn khiến các mạch máu ở những cơ quan này sưng phù, gọi là hiện tượng phù mạch. Đôi khi còn xuất hiện đồng thời trẻ bị nổi mề đay và sốt.
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH NỔI MỀ ĐAY Ở TRẺ EM
Muốn chữa trị bệnh nổi mề đay ở trẻ em đạt hiệu quả thì điều cơ bản là phải tìm được căn nguyên gây nên bệnh. Căn cứ vào mức độ, triệu chứng của bệnh mà bác sĩ sẽ có phương hướng xử trí phù hợp với từng trường hợp bé bị nổi mề đay.
Các thuốc có thể được dùng để điều trị bệnh nổi mề đay ở trẻ gồm:
- Thuốc kháng histamin H1: Đây là nhóm thuốc chữa dị ứng được dùng điều trị hiện tượng nổi mề đay ở trẻ em tương đối hiệu quả. Thành phần của thuốc sẽ ngăn chặn một loại tế bào nhất định để khiến cho phản ứng dị ứng không xảy ra ở trẻ. Có một số thuốc kháng histamin H1 dạng uống diphenhydramine hoặc bôi như hydroxyzine có thể được sử dụng với liều lượng hợp lí: trẻ em từ 2 – 11 tuổi dùng 1 – 2mg / kg diphenhydramine uống mỗi lần cách 6 giờ nếu cần thiết; trẻ em trên 12 tuổi uống với 25 – 50mg và mỗi lần uống cách nhau khoảng 2 – 4 giờ. Nhóm thuốc này đem lại hiệu quả nhanh và có tác dụng an thần với trẻ. Nếu hiện tượng nổi mề đay kéo dài khoảng vài ngày có thể bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai như Cetirizine (Zyrtec) và loratidine (Claritin).
- Thuốc kháng histamin H2: Tác dụng của thuốc là ức chế hoạt động của thụ thể H2 nhưng không dùng đơn lẻ mà thường kết hợp với thuốc kháng histamin H1 để đạt hiệu quả tốt hơn.
- Corticosteroids: Nếu sử dụng 2 loại thuốc trên mà không có tác dụng thì có thể chuyển sang dùng thuốc Corticosteroids nhưng việc dùng loại thuốc này cần hết sức cẩn thận bởi nó có tác động đến sự tăng trưởng và giảm bài tiết hormone tăng trưởng, giảm hình thành xương, cần có chỉ định của bác sĩ và thực hiện đúng chỉ định này.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp
PHƯƠNG PHÁP PHÒNG BỆNH NỔI MỀ ĐAY TÁI PHÁT Ở TRẺ EM
Cũng theo các bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, nổi mề đay ở trẻ em rất dễ tái phát, vì thế, muốn hạn chế tình trạng này cha mẹ cần:
- Với những trẻ đang bú mẹ thì mẹ nên kiêng một số thức ăn có thể gây nên dị ứng ở trẻ cho đến lúc trẻ hết hoàn toàn hiện tượng nổi mề đay mẩn ngứa đồng thời nên ăn nhạt để không tích lũy nhiều natri và nước trong cơ thể. Mẹ cũng nên dùng dầu thực vật để làm tăng thêm axit béo không bão hòa và giảm mẩn ngứa.
- Cha mẹ không cho trẻ ăn những thức ăn có thể gây dị ứng và tránh xa một số chất kích thích để tránh tình trạng bệnh nổi mề đay ở trẻ em bùng phát dữ dội.
- Có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm với tỉ lệ 1:2 để tắm hoặc thoa lên da cho trẻ.
- Chọn quần áo có chất liệu cotton thoáng mát cho trẻ.
- Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ để hạn chế kí sinh trùng sự xâm nhập và tấn công cơ thể trẻ.
Trên đây là những thông tin về nổi mề day ở trẻ em từ các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn.