Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh viêm da mủ

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh viêm da mủBình thường trên da của chúng ta có rất nhiều loại vi khuẩn ký sinh, khi điều kiện thuận lợi các vi khuẩn này sẽ tăng sinh, tăng độc tố gây bệnh ngoài da trong đó có viêm da mủ.

Bình thường trên da của chúng ta có rất nhiều loại vi khuẩn ký sinh, khi điều kiện thuận lợi các vi khuẩn này sẽ tăng sinh, tăng độc tố gây bệnh ngoài da trong đó có viêm da mủ.

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh viêm da mủ

Bệnh viêm da mủ

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH VIÊM DA MỦ 

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, thông thường trên da có rất nhiều tạp khuẩn, phần lớn là tụ cầu và liên cầu. Tạp khuẩn thường tập trung ở những nơi có nhiều lông, mồ hôi, các nếp gấp da và lỗ chân lông. Ngoài ra, nơi nhiều mồ hôi, bã nhờn, bụi bẩn cùng là cửa ngõ để vi khuẩn xâm nhập vào da và gây ra nhiều bệnh lý.

Ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, vệ sinh kém, thường xuyên bị xây xát da, gãi ngứa dẫn đến các vết thương nhỏ,… tạp khuẩn có nhiều cơ hội sinh trưởng, phát triển, tăng độc tố và gây nên các triệu chứng ngoài da, gọi chung là viêm da mủ. Thông thường, viêm da mủ được phân thành viêm da mủ do tụ cầu khuẩn và viêm da mủ do liên cầu khuẩn. Tuy nhiên, đa số các trường hợp viêm da mủ là do hai loại tạp khuẩn này phối hợp và gây ra các triệu chứng bệnh.

Để điều trị viêm da mủ, bác sĩ sẽ phụ thuộc vào loại viêm da mủ, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, sức đề kháng và những thay đổi của cơ thể người bệnh. Do đó, nắm rõ nguyên nhân cũng như loại viêm da mủ là cách tốt nhất để phối hợp điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh

Khi điều kiện thuận lợi như ra mồ hồi nhiều, cơ thể suy yếu, vệ sinh kém, ngứa gãi làm xây xát da, các vi khuẩn này sẽ tăng sinh, tăng độc tố gây nên bệnh ngoài da gọi chung là viêm da mủ.

Bệnh thường hay gặp vào mùa hè bởi da luôn ẩm ướt ra mồ hôi nhiều dễ gây viêm nhiễm. Tùy theo từng nguyên nhân mà chúng có thể gây bệnh ở lớp nông hay lớp sâu của da.

Nhìn chung, viêm da mủ do các yếu tố cơ bản này gây ra:

  • Vệ sinh da chưa tốt
  • Dùng mỹ phẩm không phù hợp, không rõ nguồn gốc,…
  • Môi trường sống, làm việc nhiều khói bụi, hóa chất,…

Một số yếu tố khác cũng là nguy cơ như bệnh trong cơ thể, chế độ ăn uống nghỉ ngơi không khoa học,…

Triệu chứng thường gặp

Viêm nang lông nông: Lúc đầu lỗ chân lông hơi sưng đỏ, kiểu như viêm da dầu, sau đó thành những mụn mủ nhỏ như đầu đinh ghim, ở quanh chân lông có quầng đỏ. Vài ngày sau mụn mủ khô đi để lại vảy tiết màu nâu, sau cùng vảy bong đi không để lại sẹo. Vị trí hay gặp ở lông nách, lông mu, đầu, râu.

Viêm nang lông sâu: Ban đầu là những mụn mủ quanh chân lông. Sau đó tổn thương lan sâu hơn dưới da làm vùng da quanh nang lông bị nhiễm cộm lên và tạo thành túi mủ. Mụn mủ không bị vỡ mà xẹp đi đóng vảy tiết, vảy tiết bong để lại sẹo lõm. Bệnh nhân thường có đau nhức tại tổn thương.

Nhọt: Lúc đầu là những u đỏ quanh chân lông, sau đó tổn thương lớn dần lên cả chiều rộng và chiều sâu, sau đó u mềm dần, hóa mủ tạo ngòi vàng xanh, sau 8-10 ngày tổn thương mềm nhũn, vỡ mủ ra tạo thành vết loét sâu, khỏi để lại sẹo. Nếu nhọt to xuất hiện ở vùng mặt đặc biệt là quanh miệng được gọi là đinh râu. Đây là tổn thương rất nguy hiểm vì có thể gây tắc tĩnh mạch xoang gây nhồi máu tại chỗ có thể gây hôn mê và tử vong.

Giống như dị ứng da, bệnh viêm da mủ có tính chất lây lan từ vùng da này sang vùng da khác của cơ thể. Nếu không được điều trị bọng nước sẽ lan rộng vỡ rau sau đó loét sâu xuống trên đóng vảy tiết màu xám bẩn.

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh viêm da mủ

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo KTV chăm sóc da uy tín

PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM DA MỦ

Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, để điều trị bệnh viêm da mủ có thể áp dụng một số biện pháp sau đây.

Sử dụng thuốc tây

  • Tại chỗ: dùng các dung dịch sát khuẩn trong dung môi như cồn iod, betadin…
  • Toàn thân: dùng kháng sinh nhóm macrolid, khán histamin, vitamin nhóm B, C và nâng cao thể trạng.

Sử dụng thuốc dân gian

  • Một số thảo dược trị viêm da mủ như mướp đắng, bí đao, nghệ,…

Giữ da luôn sạch sẽ

  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, hóa chất và độc hại.
  • Rửa mặt và tắm rửa thường xuyên tránh để da ra quá nhiều mồ hôi, bẩn và nhờn
  • Mặc quần áo sạch sẽ và dùng những chất vải không gây kích ứng da

Nâng cao sức đề kháng

  • Bổ sung những thực phẩm cũng như vị thuốc tốt cho da như vitamin E, C và những thực phẩm bổ gan, giải độc gan, thanh lọc cơ thể để da khỏe, có sức đề kháng tốt chống lại những vi khuẩn gây viêm da.

Kết hợp thuốc bôi ngoài và tắm hoặc ngâm, đắp

  • Nhiều người chỉ mua thuốc về bôi lên vùng da bị bệnh nhưng hiệu quả không thấy rõ bởi vì khi vừa bôi vừa kết hợp với tắm, ngâm bằng các thảo dược hoặc các sản phẩm được điều chế sẵn cho da bệnh thì hiệu quả hỗ trợ chữa bệnh viêm da sẽ vô cùng cao.

Viêm da mủ là bệnh lý về da tương đối nghiêm trọng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây hại cho sức khỏe làn da và cơ thể bệnh nhân. Khi gặp phải tình trạng này bạn nên đi khám da liễu, không tự chữa bệnh mù quáng. Dựa vào kết quả thăm khám các bác sỹ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp hiệu quả cho tình trạng bệnh của bạn.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop