Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh viêm phế quản co thắt

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh viêm phế quản co thắtViêm phế quản co thắt là bệnh lý đường hô hấp hay là một thể bệnh của viêm phế quả. Các triệu chứng của bệnh gần như tương tự với bệnh hen nên rất dễ khiến người bệnh nhầm lẫn.

Viêm phế quản co thắt là bệnh lý đường hô hấp hay là một thể bệnh của viêm phế quả. Các triệu chứng của bệnh gần như tương tự với bệnh hen nên rất dễ khiến người bệnh nhầm lẫn.

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh viêm phế quản co thắt

Viêm phế quản co thắt

Hãy theo dõi bài viết sau từ Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn để có thể hiểu rõ hơn về bệnh viêm phế quản co thắt!

BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN CO THẮT

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, viêm phế quản co thắt là tình trạng toàn bộ đường ống dẫn khí từ khí quản vào phổi bị viêm nhiễm, lòng phế quản bị thu hẹp tạm thời do phù nề, co thắt các cơ phế quản bị viêm. Khi niêm mạc phế quản bị tác động bởi các tác nhân gây hại sẽ xuất hiện tình trạng viêm nhiễm. Tình trạng này kéo dài khiến vùng phế quản bị sưng to, phù nề gây co thắt, bó hẹp đường thở.

Khi các tuyến phế quản bị viêm, quá trình lưu thông khí trong phổi sẽ bị cản trở do tăng bài tiết chất nhầy. Đây cũng là lý do khi bị viêm phế quản, người bệnh thường ho khạc đờm, thở rít, thở khò khè hoặc khó thở. Bệnh thường gặp ở trẻ em có độ tuổi từ 6 – 10, tuy nhiên người lớn cũng có thể mắc bệnh do nhiều nguyên nhân.

Nguyên nhân gây bệnh

Để có cách điều trị hiệu quả, nhanh chóng, người bệnh nên nắm được nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản của mình. Viêm phế quản co thắt do nhiều nguyên nhân gây ra.

Do nhiễm virus, vi khuẩn: Đa số các trường hợp bị viêm phế quản co thắt do nhiễm virus hợp bào đường hô hấp thường được gọi là RSV (Respiratory Syncytial Virus). Thường phát triển, lây lan mạnh vào cuối thu đầu đông. Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, có đến 30% trường hợp viêm phế quản, viêm phổi là do loại virus này gây ra. Ngoài ra, viêm phế quản co thắt còn có thể do nhiễm các vi khuẩn như phế cầu, liên cầu, tụ cầu, H.influenzae… Các vi khuẩn này ký sinh ở vùng mũi họng, khi sức đề kháng của cơ thể yếu, chúng hoạt động mạnh lên và gia tăng cả về số lượng lẫn độc tính.

Do hệ miễn dịch kém: Những người có sức đề kháng không tốt thường có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản hơn hết. Đặc biệt, vào thời điểm giao mùa, sự thay đổi đột ngột của thời tiết khiến hệ miễn dịch suy giảm, các virus, vi khuẩn sinh sôi khiến nhiều người mắc bệnh.

Do nguyên nhân khác: Viêm phế quản co thắt cũng có thể do những nguyên nhân khác gây ra như:

  • Các yếu tố bên ngoài tác động lâu ngày khiến chúng ta bị viêm phế quản co thắt thường như ô nhiễm môi trường, bụi bẩn, hóa chất, nấm mốc, khói thuốc lá hoặc do dị ứng với lông thú, phấn hoa…
  • Từ khi sinh ra cơ thể đã mang mầm bệnh.

Triệu chứng thường gặp

Để biết được mình các đang mắc phải viêm phế quản co thắt, bạn có thể dựa vào những triệu chứng sau đây:

  • Các biểu hiện đầu tiên của bệnh là khó thở, xuất hiện những cơn ho nhẹ rồi ho dai dẳng, kéo dài không khỏi.
  • Tiếp đến, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ở họng như có dị vật vướng vào kèm theo triệu chứng sốt nhẹ vài ngày.
  • Thở rít, thở khò khè, có cảm giác co rút lồng ngực, lòng ngực hóp sâu lại khi thở và co kéo cơ vùng cổ.
  • Ngoài ra, trẻ có thể bị nôn, nôn sau khi sau ho hay khóc.

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh viêm phế quản co thắt

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

PHƯƠNG PHÁP ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN CO THẮT

Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, viêm phế quản co thắt gây cho người bệnh rất nhiều khó chịu và có nguy cơ xảy ra các biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, khi có dấu hiệu bệnh cần xác định nguyên nhân để có biện pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp có thể áp dụng như:

Đối với trường hợp bệnh nhẹ

Nếu bị viêm phế quản co thắt ở thể nhẹ, người bệnh có thể được điều trị bằng cách:

  • Điều trị các triệu chứng: Cụ thể, nếu sốt thì dùng thuốc hạ sốt, ho đờm uống thuốc long đờm, khó thở thì uống giãn phế quản. Tùy theo cơ địa của từng người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giãn phế quản dạng xịt, dạng viên hay nén.
  • Điều trị nguyên nhân: Nếu được chẩn đoán là viêm phế quản co thắt do nhiễm virus, vi khuẩn người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh thường gây nhiều tác dụng phụ nên phải sử dụng đúng liều lượng, đúng thời gian và cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đối với trường hợp bệnh nặng

Với trường hợp bệnh nặng, đặc biệt là có xuất hiện tình trạng khó thở nghiêm trong, lồng ngực co rút, người bệnh tím tái… thì phải ngay lập tức đưa đến cơ sở y tế để được điều trị. Chỉ có những kiểm tra chuyên khoa mới có thể cho ra kết quả chính xác nhất về nguyên nhân, mức độ bệnh lý để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Các bệnh nhân viêm phế quản thể nặng thường phải thở oxy cho đến khi ổn định.

Đối với trẻ em, nếu bé có các triệu chứng mắc bệnh viêm phế quản co thắt do RSV như chảy nước mũi, ho khan, sốt nhẹ, nôn… ba mẹ không nên tự ý cho bé dùng thuốc hoặc đưa đi khám. Nên để bé được điều trị với bác sĩ gia đình vì khi đến nơi đông người bé sẽ có thể mắc thêm các bệnh khác.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop