Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh viêm tai xương chũm

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh viêm tai xương chũmViêm tai xương chũm là bệnh lý khá phổ biến, hình thành là do nhiễm khuẩn hoặc do viêm tai giữa gây nên. Nếu không chữa trị đúng cách, bệnh có thể chuyển nặng và gây biến chứng nguy hiểm

Viêm tai xương chũm là bệnh lý khá phổ biến, hình thành là do nhiễm khuẩn hoặc do viêm tai giữa gây nên. Nếu không chữa trị đúng cách, bệnh có thể chuyển nặng và gây biến chứng nguy hiểm

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh viêm tai xương chũm

Bệnh viêm tai xương chũm

BỆNH VIÊM TAI XƯƠNG CHŨM

Viêm tai xương chũm là một trong những bệnh lý của tai giữa. Bệnh tạo thành là do vi khuẩn tấn công qua lớp niêm mạc hòm tai và xương chũm dẫn đến tình trạng viêm. Viêm tai xương chũm thường gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là ở những đứa trẻ có sức đề kháng yếu.

Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây tổn thương xương như viêm tắc mạch máu xương và viêm loãng xương. Khi đó, các vách ngăn giữa các tế bào xương sẽ bị phá dần và đôi khi sẽ xuất hiện những khối xương mục. Nghiêm trọng hơn, các ổ mủ tập trung lại thành một túi mủ, nếu vỏ ngoài của xương bị thủng thì túi mủ sẽ bị chảy ra ngoài dưới da hoặc cũng có thể đổ vào nội so, gây viêm màng não và nhiều biến chứng nguy hiểm. Chưa kể đến, vi khuẩn gây bệnh nhiễm vào máu gây nhiễm trùng huyết, làm tăng nguy cơ tử vong.

Hiện nay, với thời đại công nghệ kháng sinh phát triển, bệnh viêm tai xương chũm đã dần được kiểm soát và khắc phục. Chính vì vậy, biến chứng do bệnh gây nên ngày càng ít hơn so với thập niên 70 – 80, chiếm khoảng 0,1%. Do đó, khi thấy con trẻ hoặc bản thân xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ bệnh viêm tai xương chũm, người bệnh nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và chỉ định điều trị.

Viêm tai xương chũm chia thành 2 loại chính, bao gồm viêm xương chũm cấp tính và viêm xương chũm mạn tính.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai xương chũm

Viêm tai xương chũm hình thành chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

  • Người bệnh bị nhiễm trùng bởi các loại vi khuẩn như Staphylococcus, Streptococcus và Haemphilus influenza,…
  • Bệnh nhân có tiền sử bị viêm tai giữa nhưng không chữa trị đúng cách

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bệnh viêm tai xương chũm có thể xảy ra ở hầu hết. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến ở những trẻ em có độ tuổi từ 6 đến 13 tháng tuổi. Ngoài ra, viêm tai xương chũm cũng hay gặp ở những người bệnh có hệ thống miễn dịch suy yếu.

Triệu chứng thường gặp của bệnh

Bệnh viêm tai xương chũm có thể bắt đầu khởi phát sau khi triệu chứng viêm tai giữa đã chấm dứt. Người bệnh có thể nhận biết triệu chứng bệnh thông qua các biểu hiện sau:

  • Đau nhói dữ dội ở trong hoặc xung quanh tai
  • Sốt và có cảm giác ớn lạnh
  • Tai bị sưng và phía sau tai bị đỏ
  • Chảy nước mủ kèm theo mùi hôi từ tai
  • Giảm thính lực
  • Ù tai

Ngoài các triệu chứng nhận biết nếu trên, ở một số trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi, dấu hiệu viêm tai xương chũm có thể là:

  • Trẻ thường xuyên quấy khóc
  • Đưa tay kéo tai hoặc đánh vào đầu
  • Tâm trạng thay đổi

BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH VIÊM TAI XƯƠNG CHŨM

Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách có thể chuyển từ viêm tai xương chũm cấp tính sang mạn tính và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Áp xe ngoài màng cứng: Nếu viêm tai xương chũm kèm triệu chứng nhức đầu kéo dài thường gây biến chứng áp xe ngoài màng cứng. Di chứng này thường phát hiện trong quá trình phẫu thuật
  • Áp xe đại não và tiểu não: Đây được xem là biến chứng nguy hiểm, làm tăng nguy cơ tử vong. Áp xe đại não với biểu hiện chính thường là cơn động kinh Bravais, liệt một chi hoặc mất ngôn ngữ. Còn áp xe tiểu não với triệu chứng ở cùng bên, trương lực cơ giảm, rối tầm, quá tầm và mất liên động. Bên cạnh đó còn kèm theo biểu hiện loạng choạng, chóng mặt, nhức đầu thường vùng gáy
  • Liệt mặt: Viêm tai xương chũm cấp và mạn tính có thể gây liệt mặt thể ngoại biên và liệt vận động các cơ mặt. Nếu biến chứng ở mức độ nhẹ, mặt người bệnh mất cân xứng và khép mi thường không thật kín. Còn ở thể nặng, mặt bị liệt hoàn toàn với nhân trung bị lệch, mất các nếp nhăn trên trán, rãnh mũi và má, mồm méo xệch về phía lành và mắt phía bên bị liệt, nhắm không kín
  • Viêm màng não: Với triệu chứng nôn mửa, nhức đầu, mê sảng, sốt cao, giãy giụa. Đối với trẻ em thường xuất hiện kèm triệu chứng co giật
  • Viêm tĩnh mạch bên và nhiễm khuẩn huyết: Với triệu chứng sốt cao từng cơn, ấn vào phía sau xương chũm đau. Biến chứng này có thể gây tử vong nếu không chữa trị kịp thời
  • Viêm mê nhĩ: Xuất hiện với triệu chứng động mắt, chóng mặt, ù tai và điếc kiểu tiếp nhận

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh viêm tai xương chũm

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược trình độ chuyên sâu

PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TAI XƯƠNG CHŨM

Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viêm tai xương chũm nếu không được xử trí đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng bệnh chuyển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, để điều trị dứt điểm, phòng ngừa bệnh tái phát, điều đầu tiên bệnh nhân cần làm là khám và chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà nhân viên y tế sẽ chỉ định biện pháp chữa trị khác nhau.

Thông thường, để điều trị viêm tai xương chũm, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh liều cao kết hợp với một số loại thuốc giảm đau, chống viêm khác để làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng, phẫu thuật chính là giải pháp được lựa chọn nhằm giúp loại bỏ mủ, giảm viêm và giải quyết biến chứng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên dùng thêm một số loại kháng sinh khác để hạn chế nhiễm trùng sau khi mổ.

Viêm tai xương chũm có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, để điều trị bệnh, người bệnh cần điều trị đúng theo phác đồ được bác sĩ đề ra. Bên cạnh đó, để phòng ngừa viêm tai xương chũm, bệnh nhân điều trị dứt điểm tất cả các nhiễm trùng liên quan đến tai. Đồng thời nên thăm khám định kỳ để bác sĩ theo dõi diễn tiến của bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop