Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh viêm cuốn dạ dày

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh viêm cuốn dạ dàyViêm cuống dạ dày là hiện tượng viêm cấp tính hoặc mãn tính khiến cho lớp lót bên trong lòng cuống dạ dày bị tổn thương. Tuy bệnh có phương pháp điều trị nhưng việc chủ quan trong điều trị sẽ dẫn tới nhiều biến chứng khôn lường

Viêm cuống dạ dày là hiện tượng viêm cấp tính hoặc mãn tính khiến cho lớp lót bên trong lòng cuống dạ dày bị tổn thương. Tuy bệnh có phương pháp điều trị nhưng việc chủ quan trong điều trị sẽ dẫn tới nhiều biến chứng khôn lường.

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh viên cuốn dạ dày

Bệnh viêm cuốn dạ dày

Hãy theo dõi bài viết sau đây để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc thông tin về bệnh viểm cuốn dạ dày!

THÔNG TIN VỀ BỆNH VIÊM CUỐN DẠ DÀY

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, viêm cuống dạ dày ( còn gọi là viêm cuống bao tử ) là tình trạng tổn thương, viêm nhiễm ở lớp mạc cuống dạ dày. Bộ phận này trí nằm dưới thượng vị và thực quản. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà viêm cuống dạ dày được chia thành 2 dạng như sau:

  • Viêm cuống dạ dày cấp tính: Bệnh xảy ra một cách đột ngột với biểu hiện đặc trưng là tình trạng xói mòn ở niêm mạc cuống bao tử. Ở giai đoạn này, việc điều trị khá dễ dàng và bệnh có thể khỏi sau một thời gian.
  • Viêm cuống dạ dày mãn tính: Do không được chữa trị triệt để và đúng cách trong giai đoạn cấp tính, tổn thương viêm ở cuống dạ dày sẽ tái đi tái lại nhiều lần và trở thành một căn bệnh mãn tính có thể kéo dài trong suốt cuộc đời của bệnh nhân.

Cuống dạ dày bị viêm có thể ảnh hưởng lớn đến chức năng tiêu hóa và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Chính vì vậy, bệnh cần sớm được nhận biết và điều trị triệt để. Việc tìm ra nguyên nhân gây viêm cuống bao tử cũng chính là một trong những chìa khóa quan trọng góp phần rút ngắn thời gian chữa trị cho bệnh nhân.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh viêm cuống bao tử xảy ra khi lớp màng nhày bảo vệ bên trong bị phá vỡ, tạo điều kiện cho axit dạ dày tác động trực tiếp vào niêm mạc dẫn đến sói mòn và bị viêm nhiễm. Tình trạng này có thể được gây ra bởi những nguyên nhân sau:

  • Nhiễm khuẩn Hp: Vi khuẩn HP tồn tại trong niêm mạc dạ dày mà không bị ảnh hưởng bởi axit. Chúng phát triển mạnh sẽ gây kích ứng niêm mạc cuống bao tử và khiến cho bộ phận này dễ bị tổn thương khi bị axit trong dạ dày tác động.
  • Tác dụng phụ của thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Lạm dụng các thuốc NSAID quá mức có thể gây hại đến nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả cuống dạ dày. Các thuốc này bao gồm Aspirin, Naproxen hay Ibuprofen…
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Uống nhiều bia rượu, thói quen ăn đồ cay nóng, nhịn ăn sáng, thường xuyên để bụng bị đói. Ngoài ra một số thói quen như ăn quá khuya, nhai nuốt vội vàng còn làm tăng gánh nặng tiêu hóa ở cuống dạ dày và khiến cho bộ phận này bị tổn thương.
  • Stress: Căng thẳng quá mức sẽ gây ức chế hoạt động của các dây thần kinh trung ương chỉ huy hoạt động ở cuống dạ dày. Tình trạng này không chỉ gây đau cuống dạ dày mà còn làm tăng nguy cơ bị viêm loét.
  • Hút thuốc lá: Đây là thủ phạm gây bệnh viêm cuống dạ dày hàng đầu ở nam giới. Thậm chí những người hút thuốc lá nhiều năm còn có nguy cơ phải đối mặt với bệnh ung thư dạ dày.
  • Nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng: Ăn uống không hợp vệ sinh, dùng đồ ôi thiu, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm… có thể khiến cuống dạ dày bị nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng. Chúng tấn công vào hàng rào bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày và gây viêm.
  • Do bệnh tật: Bệnh viêm cuống bao tử phát triển thứ phát do ảnh hưởng của các bệnh lý như hội chứng Zollinger-Ellison, thiếu máu ác tính, trào ngược dịch mật, thiếu máu cục bộ dạ dày.
  • Mang thai: Tử cung và thai nhi phát triển gây chèn ép lên khoang bụng nói chung và cuống dạ dày nói riêng. Tình trạng này kéo dài khiến cho niêm mạc cuống bao tử dễ tổn thương, viêm nhiễm khi bị các tác nhân gây bệnh tấn công.
  • Béo phì: Mặc dù không trực tiếp gây bệnh nhưng cân nặng dư thừa quá mức ở người bị béo phì có thể gây áp lực cho cuống bao tử và làm tăng nguy cơ phát triển thành viêm.

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm cuốn dạ dày thường bao gồm:

  • Đau thượng vị
  • Buồn nôn, nôn ói:
  • Chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu
  • Ợ chua, nóng rát khi vực thượng vị và cổ họng
  • Bất thường trong hoạt động đại tiện:
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Giảm cân

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh viên cuốn dạ dày

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Kỹ thuật hình ảnh Y học Sài Gòn

PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM CUỐN DẠ DÀY

Dùng thuốc trị viêm cuống dạ dày do bác sĩ kê đơn

Nếu vi khuẩn HP được tìm thấy trong dạ dày thông qua mẫu xét nghiệm, bạn cần được điều trị bằng phác đồ kháng sinh kết hợp với thuốc ức chế bơm proton (PPI) . Chúng hoạt động bằng cách ức chế ngăn không cho các tế bào dạ dày sản xuất ra nhiều axit, đồng thời làm suy yếu và tiêu diệt vi khuẩn HP.

Theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, một số loại thuốc tân dược khác cũng có thể được bác sĩ chỉ định trong đơn thuốc điều trị của bệnh nhân bị viêm cuống dạ dày. Chẳng hạn như:

  • Thuốc kháng histamin H2: Còn được gọi là thuốc chẹn thụ thể H2. Nhóm thuốc này cũng có tác dụng ngăn chặn sản xuất axit dạ dày.
  • Thuốc Bismuth: Loại thuốc này có tác dụng bảo vệ tế bào ở cuống và toàn bộ dạ dày. Thuốc thường được kết hợp với kháng sinh, PPI và thuốc chẹn thụ thể H2 trong phác đồ tiêu diệt vi khuẩn HP.
  • Men vi sinh: Các chế phẩm men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, tăng cường khả năng tiêu hóa và làm giảm các dấu hiệu khó chịu như đau thượng vị, ăn lâu tiêu, chướng bụng, đầy hơi…

Phẫu thuật điều trị bệnh viêm cuống dạ dày

Hiếm khi một bệnh nhân bị viêm cuống bao tử phải tiến hành phẫu thuật. Phương pháp này là sự lựa chọn sau cùng cho các trường hợp sau:

  • Tình trạng viêm tiếp tục tái phát nhiều lần trong năm
  • Khu vực tổn thương chảy máu nhiều ( xuất huyết bao tử ) hoặc bị thủng dạ dày
  • Thức ăn gặp khó khăn khi đi qua dạ dày xuống ruột non

Các phương pháp phẫu thuật có thể được thực hiện bao gồm:

  • Cắt bỏ toàn bộ tổn thương viêm loét
  • Lấy những mô khỏe mạnh từ một phần khác trong dạ dày vá vào vị trí viêm loét
  • Buộc thắt động mạch nơi chảy máu
  • Cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày

Hiện nay, bệnh nhân chủ yếu được phẫu thuật chữa viêm cuống dạ dày bằng nội soi. Đây là một kỹ thuật khá an toàn, thủ tục đơn giản, không gây mất máu nhiều, giảm thiểu nguy cơ bị biến chứng sau mổ và tạo điều kiện để bệnh nhân có thể phục hồi sức khỏe nhanh hơn.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop