Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn giải thích về hiện tượng đau lưng trên

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn giải thích về hiện tượng đau lưng trênĐau lưng trên thường là hậu quả của tư thế xấu hoặc một số hoạt động quá mức làm tổn thương lưng. Tuy nhiên, một số trường hợp đau mỏi lưng trên có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn khác.

Đau lưng trên thường là hậu quả của tư thế xấu hoặc một số hoạt động quá mức làm tổn thương lưng. Tuy nhiên, một số trường hợp đau mỏi lưng trên có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn khác.

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn giải thích về hiện tượng đau lưng trên

Đau lưng trên

Hãy theo dõi bài viết sau đây để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về hiện tượng đau lưng trên!

HIỆN TƯỢNG ĐẠU LƯNG TRÊN

Lưng trên là gì?

Theo Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, lưng trên là khu vực nối giữa gốc cổ và lồng ngực. Do đó, các cơn đau ở khu vực này được gọi chung là đau lưng trên. Hầu hết các tình trạng đau mỏi lưng trên thường được gây ra bởi chấn thương, căng thẳng hoặc một tư thế xấu lặp lại trong thời gian dài.

Đau mỏi lưng trên có thể được cải thiện tại nhà bằng cách bài tập nhẹ nhàng hoặc vật lý trị liệu. Tuy nhiên, trao đổi với bác sĩ nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc khi các cơn đau vượt khỏi tầm kiểm soát.

Các vị trí đau lưng trên thường gặp

Hiện tượng đau lưng khá phổ biến mà ai cũng gặp ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, đau lưng xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau có thể là dấu hiệu cho một số bệnh lý nguy hiểm. Các vị trí đau lưng trên và các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

Đau lưng trên bên phải: Tình trạng này thường là do các vấn đề ở cột sống bao gồm tổn thương đốt sống, dây chằng, gân và hệ thống thần kinh. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể là do các nguyên nhân nghiêm trọng hơn. Bao gồm gãy đốt sống, có áp lực lên dây thần kinh cột sống, loãng xương, viêm khớp,… Đôi khi, đau lưng trên bên phải có thể là dấu hiệu ung thư phổi, nhiễm trùng cột sống, viêm túi mật.

Đau lưng trên bên trái: Đau mỏi lưng trên bên trái thường là do tổn thương cơ xương khớp. Tuy nhiên, một số nguyên nhân tiềm ẩn khác có thể bao gồm gãy xương, tư thế xấu, đau cơ xơ hóa, viêm khớp dạng thấp hoặc các tổn thương thần kinh cột sống. Một số nguyên nhân nghiêm trọng khác có thể bao gồm nhiễm trùng cột sống, thoái hóa cột sống, hẹp cột sống, đau tim (hoặc các vấn đề về tim), sỏi thận, có khối u ở cột sống (hoặc ung thư cột sống).

Đau ở trung tâm lưng: Thông thường có các cơn đau ở giữa lưng thường báo hiệu các vấn đề về tuyến tụy hoặc bệnh dạ dày. Theo nhiêu nghiên cứu, có đến 50% các bệnh nhân viêm dạ dày xuất hiện các cơn đau ở vị trí trung tâm lưng trên. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bị đau bụng và buồn nôn.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ĐAU LƯNG TRÊN

Tư thế xấu

Tư thế xấu có thể làm mất sức mạnh và làm suy yếu cơ bắp ở lưng. Điều này có thể dẫn đến một số kích thích và tổn thương dẫn đến đau lưng mỏi trên.

Khi bạn cong hoặc khom lưng, áp lực cơ thể dồn lên cột sống, cổ, đĩa đệm và các dây chằng, theo thời gian, áp lực này có thể dẫn đến các cơn đau, nhức, mỏi và các biến chứng khác ở lưng.

Hoạt động cơ bắp quá sức

Làm việc quá sức là một nguyên nhân phổ biến gây đau lưng trên. Điều này thường xảy ra khi người bệnh tạo một áp lực nhất định lên lưng trong một thời gian.

Các hoạt động nâng đồ vật nặng thường xuyên có thể kích thích cơ bắp, gây cứng khớp hoặc căng thẳng. Từ đó dẫn đến đau lưng mãn tính.

Chấn thương lưng

Chấn thương cũng có thể là nguyên nhân gây đau lưng trên. Chấn thương có thể bao gồm:

  • Tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động
  • Ngã
  • Nâng đồ vật không đúng cách
  • Làm việc quá sức

Chấn thương đôi khi có thể nghiêm trọng bao gồm cả gãy đốt sống. Do đó, nếu các cơn đau kéo dài hoặc vượt quá sự kiểm soát, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm thường phổ biến ở lưng dưới nhưng đôi khi cũng có thể xảy ra ở lưng trên. Thoát vị đĩa đệm ở lưng trên có thể gây áp lực lên cột sống, gây đau lưng và một số triệu chứng khác như tê, hoặc yếu ở cánh tay (hoặc chân).

Hầu hết tình trạng thoát vị đĩa đệm ở lưng trên không nguy hiểm và có thể điều trị tại nhà. Điều quan trọng là người bệnh cần nắm rõ các dấu hiệu và mức độ nghiêm trọng của thương.

Dây thần kinh bị chèn ép

Thoát vị đĩa đệm có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở khu vực lân cận. Dây thần kinh bị chèn ép có thể dẫn đến:

  • Đau lưng
  • Tê liệt và đau ở cánh tay hoặc chân
  • Mất kiểm soát vấn đề tiểu tiện
  • Yếu hoặc mất kiểm soát tứ chi

Viêm khớp

Đôi khi nguyên nhân gây đau mỏi lưng trên có thể liên quan đến xương và khớp. Theo thời gian, quá trình lão hóa tự nhiên sẽ khiến sụn bảo vệ xương bị mòn. Điều này có thể gây viêm khớp hoặc viêm đa khớp ở người lớn tuổi.

Viêm khớp không được điều trị có thể dẫn đến mòn sụn giữa xương. Điều này khiến các khớp xương ma sát trực tiếp với nhau và gây tê, ngứa ở cánh tay. Do đó, nếu nghi ngờ viêm khớp hãy đến bác sĩ để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp. Việc điều trị thường tập trung vào việc kiểm soát các cơn đau và ngăn ngừa hao mòn sụn khớp.

Nhiễm trùng cột sống

Đôi khi tình trạng đau lưng trên có thể liên quan đến nhiễm trùng cột sống, mặc dù điều này hiếm khi xảy ra. Nhiễm trùng có thể phát triển, sưng to, hình thành mủ và dẫn đến các cơn đau nhói ở lưng.

Chẩn đoán và điều trị sớm là điều rất quan trọng để tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn giải thích về hiện tượng đau lưng trên

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y học cổ truyền

PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH ĐAU LƯNG TRÊN

Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù không thể ngăn chặn hết tất cả các nguyên nhân gây đau lưng trên. Tuy nhiên, người bệnh có thể tránh một số nguyên nhân phổ biến như:

  • Điều chỉnh tư thế, giữ lưng luôn thẳng, không khom hoặc cong cột sống. Ngoài ra, dành thời gian nghỉ ngơi để tránh gây áp lực lên lưng.
  • Nếu tính chất công việc cần ngồi hoặc đứng thường xuyên, hãy vận động sau mỗi 45 – 60 phút. Điều này làm tăng tính linh hoạt của cột sống và cơ bắp.
  • Nâng vật nặng đúng cách. Sử dụng lực từ chân và cánh tay khi nâng đồ. Hạn chế việc cong lưng hoặc tạo áp lực lên cột sống.
  • Không nên đeo ba lô quá nặng hoặc không đeo túi chéo một bên.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức mạnh cơ bắp và cột sống.
  • Thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng và lối sống khoa học. Bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất để tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể.

Bài viết trên đây là một số lưu ý về tình trạng đau lưng tren từ bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop