Biện pháp giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm sau khi mổ ruột thừa

Biện pháp giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm sau khi mổ ruột thừaNhiễm trùng vết mổ, tắc nghẽn ruột, áp xe ổ bụng, chảy máu kéo dài… là những biến chứng nguy hiểm sau khi mổ viêm ruột thừa. Vậy cần làm gì để hạn chế tối đa những biến chứng này?

Nhiễm trùng vết mổ, tắc nghẽn ruột, áp xe ổ bụng, chảy máu kéo dài… là những biến chứng nguy hiểm sau khi mổ viêm ruột thừa. Vậy cần làm gì để hạn chế tối đa những biến chứng này?

Biện pháp giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm sau khi mổ ruột thừa

Những biến chứng nguy hiểm sau khi mổ ruột thừa

Bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau đây để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tra lời câu hỏi chi tiết nhất?

MỔ RUỘT THỪA CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Mổ viêm ruột thừa được thực hiện nhằm cắt bỏ ruột thừa bị tổn thương và viêm nhiễm. Phương pháp thường được áp dụng cho bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp. Hiện nay cắt bỏ ruột thừa thường được thực hiện bằng kỹ thuật nội soi nên mức độ xâm lấn thấp và ít khi gặp phải biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên trên thực tế, một số trường hợp có thể gặp phải các biến chứng hậu phẫu do chăm sóc và vệ sinh không đúng cách.

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, các biến chứng sau khi mổ viêm ruột thừa mà bạn có thể gặp phải, bao gồm:

Nhiễm trùng vết mổ

Nhiễm trùng vết mổ là biến chứng thường gặp nhất ở người mổ ruột thừa. Nguyên nhân gây ra biến chứng này là chế độ chăm sóc và vệ sinh vết mổ không đảm bảo, khiến vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.

Hiện nay trước khi phẫu thuật, bác sĩ thường chỉ định thuốc kháng sinh để dự phòng nhiễm trùng trong và sau khi mổ. Do đó nhiễm trùng vết mổ chỉ xảy ra ở những trường hợp vệ sinh vết mổ kém.

Nhiễm trùng vết mổ thường có mức độ nhẹ hơn so với nhiễm trùng tại ổ bụng. Vì vậy ngay khi nhận thấy các dấu hiệu như vết mổ sưng nóng, có mủ, chảy dịch, có mùi hôi,… bạn nên thông báo với bác sĩ để được điều trị kịp thời. Trong trường hợp chậm trễ, nhiễm trùng có thể lây lan vào bên trong ổ bụng và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chảy máu kéo dài

Chảy máu kéo dài cũng là một trong những biến chứng sau khi mổ viêm ruột thừa. Tình trạng này thường xảy ra tại vị trí manh tràng – cơ quan nối với ruột thừa.

Chảy máu tại vị trí này có thể gây ra một số triệu chứng như đầy bụng, đau quặn bụng, đại tiện ra phân đen, buồn nôn,… Nếu không kịp thời phát hiện, tình trạng chảy máu kéo dài có thể gây thiếu máu và suy nhược cơ thể.

Biến chứng này thường gặp ở những người bị rối loạn đông máu hoặc sử dụng thuốc chống đông máu và Aspirin trước – sau khi phẫu thuật.

Tắc nghẽn ruột tạm thời

Khi cắt bỏ ruột thừa, các mô xung quanh manh trành có thể phát triển quá mức gây tắc nghẽn ruột tạm thời. Hiện tượng này khiến thức ăn và phân bị ứ đọng. Dấu hiệu tắc nghẽn ruột tạm thời, bao gồm bụng phình to, đau bụng, không thể đi đại tiện, táo bón,…

Gây tổn thương cơ quan lân cận

Khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa, một số cơ quan xung quanh như ruột non và ruột già có thể bị ảnh hưởng và tổn thương.

Áp xe ổ bụng

Áp xe ổ bụng là biến chứng nguy hiểm nhất sau khi mổ viêm ruột thừa. Biến chứng này thường khởi phát tại vị trí ruột thừa bị cắt bỏ.

Áp xe có thể khu trú ở phạm vi nhỏ nhưng cũng có thể lây lan ra phúc mạc và toàn bộ ổ bụng. Biến chứng này biểu hiện thông qua triệu chứng sốt cao, ớn lạnh, buồn nôn, ói mửa, mệt mỏi, ăn không ngon, đau quặn bụng,…

Áp xe ổ bụng có mức độ nghiêm trọng và có thể gây tử vong. Vì vậy khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, bạn nên thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Biện pháp giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm sau khi mổ ruột thừa

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y Dược uy tín

CẦN LÀM GÌ ĐỂ HẠN CHẾ BIẾN CHỨNG SAU MỔ RUỘT THỪA?

Các biến chứng sau khi mổ ruột thừa có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Vì vậy trước và sau khi mổ, theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh bạn cần thực hiện phòng ngừa sau đây:

  • Trước khi mổ, nên thực hiện các chẩn đoán theo yêu cầu của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cần thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe, các loại thuốc bị dị ứng và lịch trình dùng thuốc trong thời gian gần đây.
  • Nếu bạn đang bị nhiễm trùng da hoặc nhiễm trùng ở cơ quan khác, bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị trước khi can thiệp phẫu thuật.
  • Cần ngưng hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và chất kích thích trong ít nhất 5 ngày trước khi mổ.
  • Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngưng dùng thuốc chống đông máu và Aspirin trước và sau khi phẫu thuật khoảng 3 ngày.
  • Nếu nhận thấy bạn có nguy cơ nhiễm trùng cao, bác sĩ có thể yêu cầu dùng kháng sinh trước và sau khi mổ.
  • Nên ở lại bệnh viện theo dõi từ 1 – 3 ngày trước khi về nhà. Trong thời gian này, bác sĩ có thể theo dõi tình trạng vết mổ, mức độ phục hồi và nhận biết sớm các biến chứng có thể xảy ra.
  • Hạn chế vận động mạnh sau khi phẫu thuật, đồng thời cần vệ sinh vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Vệ sinh tay trước và sau khi chạm vào vết mổ. Ngoài ra nên mặc áo rộng để tránh ma sát lên vết mổ và tăng nguy cơ chảy máu.

Mổ ruột thừa là một trong phẫu thuật bụng phổ biến. Phương pháp này được áp dụng cho bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp hoặc người muốn hạn chế tình trạng viêm nhiễm ở cơ quan này. Mổ ruột thừa có thể gây ra các rủi ro tiềm ẩn, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định thực hiện.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop