Biện pháp nhận biết và xử lý tình trạng dị ứng cá ngừ

Biện pháp nhận biết và xử lý tình trạng dị ứng cá ngừDị ứng cá ngừ là một trong những triệu chứng dị ứng cá biển rất thường gặp. Khi cá ngừ được hấp thu vào cơ thể sẽ xảy ra các biểu hiện ngứa da, nổi mẩn ngứa, buồn nôn,…

Dị ứng cá ngừ là một trong những triệu chứng dị ứng cá biển rất thường gặp. Khi cá ngừ được hấp thu vào cơ thể sẽ xảy ra các biểu hiện ngứa da, nổi mẩn ngứa, buồn nôn,…

Biện pháp nhận biết và xử lý tình trạng dị ứng cá ngừ

Dị ứng cá ngừ

Hãy cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về tình trạng dị ứng cá ngừ qua bài viết sau đây!

NGUYÊN NHÂN GÂY TÌNH TRẠNG DỊ ỨNG CÁ NGỪ

Cá ngừ là một loại thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: đạm, vitamin, chất béo và các khoáng chất tốt cho cơ thể. Omega 3 có bên trong cá ngừ rất cần thiết cho sự phát triển của con người, đặc biệt là trẻ em.

Với nguồn dinh dưỡng cao nhưng giá thành lại rẻ, cá ngừ thường được mọi người mua về chế biến thành các món ăn được sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, cá ngừ cũng là loại thực phẩm rất dễ gây ra các phản ứng dị ứng với tác nhân chính là các histamine.

  • Protein parvalbumin có trong cá biển là một trong những loại protein mà hệ miễn dịch không thể nhận diện. Khi được hấp thu vào, cơ thể tạo ra kháng thể immunoglobulin E để kháng lại, gây ra biệu hiện dị ứng.
  • Khi mua phải cá ngừ ươn để ăn, các enzym bên trong ruột cá ngừ dưới tác động của men decarboxylase sẽ hoạt động phân hủy các sắc tố đỏ có trong thịt cá ngừ, tạo nên histamin gây dị ứng.
  • Một số loại ký sinh trùng sống trong cá như amisakis cũng có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng dị ứng cá ngừ.

Các histamine gây dị ứng phân bố trong cá ngừ không đều. Thịt đỏ sẽ chứa nhiều tác nhân gây dị ứng hơn thịt trắng, đặc biệt ở các loại cá đông lạnh, cá xông khói, cá đóng hộp,…

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA TÌNH TRẠNG DỊ ỨNG CÁ NGỪ

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, các chất histamine trong cá ngừ khi được nạp vào cơ thể sẽ phân hủy và sinh ra những enzym có hại, khó phân hủy gây ức chế, dị ứng cơ thể. Tùy theo lượng cá được hấp thu vào cơ thể nhiều hay ít và thể trạng mỗi người, mà dị ứng cá ngừ sẽ có những triệu chứng khác nhau.

  • Sưng, đỏ, ngứa: Khi bị dị ứng cá ngừ, da sẽ bị nổi mề đay, mẩn ngứa đỏ thành những mảng lớn. Ngứa có thể xảy ra chỉ sau vài phút ăn hoặc va chạm vào thịt cá. Có người có thể bị sưng lưỡi, sưng cuống họng trong vài giờ, cản đường không khí gây nghẹt thở. Nặng hơn sẽ gây sưng mắt, lưỡi,..
  • Rối loạn tiêu hóa, da dày bị có thắt: Khi bị dị ứng cá ngừ, cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng nôn mửa, kèm theo đau bụng nghiêm trọng, tiêu chảy. Đây là cách cơ thể phản ứng để tống các histamine ra ngoài.
  • Hen suyễn: Những người bị dị ứng cá ngừ nặng sẽ có các triệu chứng giống hen suyển như ho dữ dội, khó thở, tức ngực,…Các triệu chứng này thường sẽ xuất hiện vài phút sau khi ăn, có thể kéo dài đến vài giờ. Việc hít phải hơi khi nấu cá ngừ hoặc là chạm vào cá sẽ khiến cho hen suyễn nghiêm trọng hơn.
  • Sốc phản vệ: Khi phản ứng dị ứng tác động đến toàn bộ cơ thể, sẽ gây sốc phản vệ rất nguy hiểm, có thể đe dọa đế tính mạng của bệnh nhân nếu không được cấp cứu kịp thời.

PHƯƠNG PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ TÌNH TRẠNG DỊ ỨNG CÁ NGỪ

Điều trị dị ứng bằng thuốc Tây

Khi bị dị ứng cá ngừ cấp tính, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Trước khi tiến hành điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ tiến hành một số kiểm tra để xét nghiệm, kiểm tra phản ứng dị ứng bằng cách: chích một lượng chất gây dị ứng dưới da, thử máu ARAST để phát hiện các kháng thể IgE trong máu.

Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc có tác dụng kháng Histamine, giảm nhanh các triệu chứng dị ứng, hạn chế gây hại đến sức khỏe bản thân.

Nếu có xuất hiện triệu chứng hen suyễn, bác sĩ sẽ tiến hành kê thêm một số loại thuốc xịt và kem thoa.

Điều trị dị ứng bằng các nguyên liệu thiên nhiên

Các triệu chứng dị ứng cá ngừ cũng có thể được cải thiện thông qua một số nguyên liệu thiên nhiên sau:

  • Mật ong: Mật ong là một loại kháng sinh tự nhiên, chứa rất nhiều vitamin, có thể làm giảm tình trạng ngứa ngáy do dị ứng. Khi bị dị ứng cá ngừ, bạn hãy pha loãng một muỗng canh mật ong với nước ấm để uống
  • Chanh: Đây là một mẹo nhỏ giúp chữa dị ứng cá ngừ, giảm các triệu chứng phát ban, ngứa ngáy. Bạn có thể pha nước ấm với nước cốt chanh tươi rồi uống.
  • Gừng: Gừng có tác dụng làm giảm ngứa ngáy, đỏ da, ấm bụng và cải thiện tiêu hóa. Bạn hãy uống một ly trà gừng ấm khi bị dị ứng cá ngừ.
  • Nước ép rau quả: Uống nước ép hoa rau quả có công dụng giảm sưng lưỡi, tăng cường hệ miễn dịch.

Biện pháp nhận biết và xử lý tình trạng dị ứng cá ngừ

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA DỊ ỨNG CÁ NGỪ

Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, để phòng ngừa dị ứng cá ngừ hiệu quả nhất, bạn cần:

  • Nên chọn cá ngừ tươi giúp hạn chế tối đa lượng histamin bị hấp thu vào cơ thể. Chọn những con cá chắc, mắt tròn, mang đỏ và cắt ra máu còn tươi.
  • Không ăn cá ngừ ươn, đã chết từ lâu và không được bảo quản tốt. Nên mua cá ngừ ở nơi có chất lượng và điều kiện bảo quản tốt như: siêu thị, cửa hàng thực phẩm tươi sống,…
  • Nấu chín cá trước khi sử dụng để giảm bớt nguy cơ dị ứng.
  • Nếu đã từng bị dị ứng cá ngừ, bạn tuyệt đối không nên tiếp tục ăn cá ngừ nữa. Vì phản ứng dị ứng ở lần tiếp theo sẽ nghiêm trọng hơn lần đầu.

Đối với trẻ nhỏ 7 – 8 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ ăn thử cá với lượng nhỏ rồi theo dõi phản ứng. Nếu sau ba lần ăn có dấu hiệu dị ứng thì không nên cho trẻ sử dụng.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop