B.s Trường Dược Sài Gòn chia sẻ biện pháp giảm đau nhanh bệnh gút cấp

B.s Trường Dược Sài Gòn chia sẻ biện pháp giảm đau nhanh bệnh gút cấpBệnh gút cấp là giai đoạn mà các tinh thể muối urat mới bắt đầu lắng đọng ở khớp và gây ra phản ứng viêm kèm triệu chứng đau nhức dữ dội. Việc điều trị bệnh là rất cần thiết tsang giai đoạn mãn tính

Bệnh gút cấp là giai đoạn mà các tinh thể muối urat mới bắt đầu lắng đọng ở khớp và gây ra phản ứng viêm kèm triệu chứng đau nhức dữ dội. Việc điều trị bệnh là rất cần thiết tsang giai đoạn mãn tính

B.s Trường Dược Sài Gòn chia sẻ biện pháp giảm đau nhanh bệnh gút cấp

Biện pháp giảm đau nhanh bệnh gút cấp

Hãy cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu những biện pháp giúp xử lý và giảm đau nhanh bệnh gút cấp qua bài viết sau!

THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ BỆNH GÚT CẤP

Gút là một dạng bệnh viêm khớp được kích hoạt do nồng độ axit uric trong máu tăng cao nằm ngoài mức cho phép. Lúc này, các tinh thể muối urat sẽ hình thành là lắng đọng tại các khớp gây sưng viêm và đau nhức dữ đội.

Bệnh gút cấp là giai đoạn mà các tinh thể muối urat mới bắt đầu lắng đọng ở khớp. Thường chỉ xuất hiện tại một khớp, phổ biến nhất là khớp ngón chân cái. Nếu sớm phát hiện thì việc kiểm soát bệnh sẽ trở nên dễ dàng hơn, tránh nguy cơ bệnh phát triển sang giai đoạn mãn tính.

Nguyên nhân gây bệnh

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gút cấp đó là do sự dư thừa hàm lượng axit uric trong máu. Axit uric là thành phần được tạo ra trong quá trình phân hủy hợp chất purin (có chứa nhiều trong các loại thịt đỏ hay hải sản).

Nếu lượng axit uric được sản xuất quá nhiều cùng với quá trình bài tiết kém thì chúng sẽ tích tụ nhiều trong máu. Đến một mức độ nhất định, các tinh thể muối urat sẽ được hình thành ở khớp và gây viêm.

Sau đây là một số yếu tố thường gặp khiến lượng axit uric trong máu tăng:

  • Nghiện rượu
  • Dung nạp thực phẩm chứa nhiều purin
  • Tuổi tác và giới tính
  • Thừa cân, béo phì
  • Chức năng thận suy giảm
  • Tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị
  • Di truyền

Ngoài ra, thống kê cho thấy, một số vấn đề sức khỏe khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút cấp. Điển hình như tiểu đường, cao huyết áp, suy tuyến giáp…

Triệu chứng bệnh thường gặp

Triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh gút cấp là tình trạng đau nhức, sưng viêm và đỏ ở khớp tổn thương. Những cơn đau có thể được kích hoạt vào bất cứ thời điểm nào, nhất là ban đêm. Điều này rất dễ khiến người bệnh mệt mỏi và mất ngủ.

Nếu có tác động vật lý tại khớp bị tổn thương thì cơn đau có thể ấp tới ngay lập tức. Ngoài ra, bạn còn có thể cảm nhận khả năng vận động của khớp bị hạn chế. Càng cố gắng vận động thì mức độ đau nhức sẽ càng trở nên nặng nề.

Thông thường, các triệu chứng của bệnh gút cấp sẽ xuất hiện với mức độ nặng nề nhất trong khoảng 12 – 24 giờ đầu tiên. Sau đó, những cơn đau có thể giảm bớt nhưng vẫn kéo dài âm ỉ đến tận 10 ngày.

B.s Trường Dược Sài Gòn chia sẻ biện pháp giảm đau nhanh bệnh gút cấp

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐỂ XỬ LÝ VÀ GIẢM ĐAU NHANH KHI BỊ BỆNH GÚT CẤP

Xoa bóp với tinh dầu

Việc xoa bóp mặc dù không có tác dụng trong điều trị bệnh gút nhưng lại hỗ trợ cải thiện nhanh các triệu chứng. Lực tác dụng vào khớp tổn thương có thể giúp mô mềm giãn ra. Từ đó đem lại cảm giác thoải mái cho người bệnh, giảm nhanh cơn đau gút cấp.

Trước khi xoa bóp, dùng một ít tinh dầu tràm hay bạc hà để thoa lên khớp tổn thương sẽ đem lại tác dụng tốt hơn. Liệu pháp này tốt nhất nên được thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nó giúp giảm đau và giữ cho tinh thần thoải mái để người bệnh có được giấc ngủ sâu, tránh bị các cơn đau làm phiền.

Chườm lạnh

Triệu chứng của bệnh gút cấp là sự khởi phát đồng thời tình trạng đau nhức và sưng viêm. Chính vì thế mà sự tác dụng nhiệt lạnh sẽ giúp hỗ trợ cải thiện rất tốt.

Thực tế cho thấy rằng, nhiệt độ thấp sẽ giúp giảm đáng kể các triệu chứng đau, phù nề cũng như ứ nước. Bạn chỉ cấn cho một ít đá vào túi chườm rồi áp nhẹ lên khu vực khớp tổn thương. Chú ý không nên chườm lạnh trong thời gian dài quá 15 phút để tránh gây tổn thương vùng da phía ngoài khớp.

Sử dụng thuốc

Bác sĩ giảng viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết, dùng thuốc chính là phương pháp điều trị chính với bệnh gút cấp. Bác sĩ có thể chỉ định một số nhóm thuốc sau đây:

Thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID):

Nhóm thuốc này có tác dụng rất nhanh trong việc ức chế tình trạng sưng viêm và đau nhức. Đây cũng chính là hai triệu chứng thường gặp nhất của bệnh gút cấp.

Một số thuốc nhóm NSAID có tác dụng với bệnh gút cấp, bao gồm:

  • Aspirin
  • Diclofenac
  • Naproxen
  • Ibuprofen
  • Celecoxib

Các thuốc này có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý trong quá trình điều trị. Thường gặp nhất là gây tổn thương niêm mạc dẫn tới loét dạ dày. Nếu đường tiêu hóa đang gặp vấn đề thì người bệnh cần thận trọng hơn.

Corticosteroid:

Loại thuốc này sẽ được sử dụng khi nhóm thuốc NSAID không thể đáp ứng được triệu chứng của bệnh. Corticosteroid hoạt động giống với cortisone tự nhiên có trong cơ thể. Nó có tác dụng giảm đau, chống viêm nhờ khả năng ức chế hệ miễn dịch.

Tùy thuộc vào biểu hiện triệu chứng và thể trạng người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống hay thuốc tiêm. Corticosteroid chỉ được dùng trong điều trị ngắn hạn. Nếu lạm dụng trong thời gian dài có thể gây suy giảm miễn dịch và ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể.

Colchicine:

Đây cũng là một trong những loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định trong điều trị bệnh gút cấp. Tuy nhiên, Colchicine có độc tính cao và dễ phát sinh các tác dụng phụ nguy hiểm nên ít được sử dụng hơn.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop