B.s Trường Dược Sài Gòn chia sẻ cách nhận biết và điều trị bệnh bạch biến

B.s Trường Dược Sài Gòn chia sẻ cách nhận biết và điều trị bệnh bạch biếnBệnh bạch biến là sư xuất hiện của các đám da mất sắc tố với những biểu hiện khác nhau. Cách nhận biết triệu chứng và điều trị bệnh bạch biến được rất nhiều người quan tâm

Bệnh bạch biến là sư xuất hiện của các đám da mất sắc tố với những biểu hiện khác nhau. Cách nhận biết triệu chứng và điều trị bệnh bạch biến được rất nhiều người quan tâm

B.s Trường Dược Sài Gòn chia sẻ cách nhận biết và điều trị bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến

Hãy cùng các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về cách nhận biết cũng như điều tị bệnh bạch biến hiệu quả qua bài viết sau!

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH BẠCH BIẾN

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bệnh bạch biến là sự xuất hiện của các đám da mất sắc tố, tùy theo từng giai đoạn mà bênh có biểu hiện khác nhau, các biểu hiện thường là:

  • Màu trắng nhạt: Khi bệnh ở giai đoạn đầu, đám sắc tố hơi phai màu và nhạt hơn so với da bình thường, phần lớn sắc tố vẫn còn ở vị trí da tổn thương, triệu chứng bệnh bạch biến lúc này chưa quá nghiêm trọng.
  • Màu trắng sữa: Đây là giai đoạn tế bào hắc tố vùng ban trắng bị tổn thương khoảng 20% – 30% và vẫn tồn tại tới 70% – 80% sắc tố. Vùng da bị bệnh có màu ban trắng giống với màu sữa và da bị tổn thương ở mức độ trung bình.
  • Màu mây trắng: Lúc này chức năng tế bào hắc tố đã bị tổn thương lên đến 70% – 80% và sắc tố tồn tại chỉ còn 20% – 30%. Da có màu ban trắng giống với mây trắng, bị phai màu nặng, vị trí tổn thương còn lại ít sắc tố.
  • Màu trắng sứ: Giai đoạn này sắc tố tồn tại chỉ còn 10% – 20% và chức năng tế bào hắc tố bị tổn thương 80% – 90%. Do bệnh đã bước vào giai đoạn rất nghiêm trọng nên da có màu sứ trắng.
  • Ngoài những thay đổi về sắc độ của vùng da bị bạch biến thì triệu chứng bệnh bạch biến thường thấy còn có:
  • Những vùng da mắc bệnh bạch biến có ranh giới rõ rệt và viền da lành xung quanh sẫm màu hơn, thường đối xứng ở 2 bên cơ thể. Vùng da mắc bệnh không teo da, không gây đau hay ngứa. Ngoài trường hợp vùng da thương tổn bị mất sắc tố có màu trắng đều thì cũng có trường hợp xuất hiện những chấm màu nâu trên nền trắng.
  • Kích thước của vùng da mắc bạch biến đổi rất nhiều. Ban đầu nó chỉ là chấm trắng nhỏ nhưng sau đó lan rộng và có thể liên kết với nhau tạo thành những đám rất lớn có bờ vằn vèo hoặc loang lổ, đôi khi có thể lan rộng hầu hết mặt da trên cơ thể người bệnh. Hình dạng của vùng da bạch biến có thể là hình bầu dục, hình tròn hoặc cũng có thể nhiều cạnh nham nhở giống như bản đồ.
  • Vị trí và số lượng của đốm mất sắc tố dễ thay đổi, có thể gồm nhiều đốm hoặc chỉ có một đốm, vị trí thường gặp là mu bàn tay, cổ tay, cẳng tay, lưng, cổ, vùng mặt và vùng sinh dục.
  • Tóc hoặc lông trên vùng da bị bệnh thường có màu trắng như cước.
  • Vị trí xuất hiện vùng da mất sắc tố do bạch biến thường ở mu bàn tay, mặt, lưng, cổ tay, cẳng tay, cổ và vùng sinh dục. Một số trường hợp đám mất sắc tố có thể ở bớt, nốt ruồi hoặc vết bỏng.
  • Bệnh tiến triển không theo quy luật nên không thể biết khi nào bệnh khởi phát. Mặt khác, bạch biến có thể xuất hiện ngay sau một chấn thương về tinh thần hoặc về thể chất nặng; thường tiến triển mạn tính và có xu hướng tăng lên vào mùa hè đồng thời giảm đi vào mùa đông.

B.s Trường Dược Sài Gòn chia sẻ cách nhận biết và điều trị bệnh bạch biến

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng uy tín

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH BẠCH BIẾN

Hiện nay chưa có cách điều trị khỏi hoàn toàn bạch biến nên cách chữa trị bệnh bạch biến thường dùng là sử dụng thuốc uống, thuốc bôi, quang hóa trị liệu, ghép da hoặc cấy tế bào sắc tố. Căn cứ theo độ tuổi, thời gian xuất hiện bệnh, mức độ bệnh và vị trí thương tổn mà đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp với từng người.

Các bác sĩ chuyên khoa da liễu hiện nay đang áp dụng cách chữa trị bệnh bạch biến theo phương pháp “PTC 2 hướng chuẩn trị”. Phương pháp này xác định chính xác nguyên nhân và cơ chế gây bệnh thông qua hệ thống xét nghiệm gen PCR từ đó làm căn cứ để xây dựng phác đồ trị liệu phù hợp. Không những thế, hệ thống xét nghiệm này còn giúp xác định cơ chế đáp ứng thuốc của cơ thể để điều chỉnh lượng thuốc cho phù hợp với từng người bệnh.

Xét nghiệm gen PCR thực hiện trên cơ sở quan sát trực tiếp chụp cắt lớp CT da, xét nghiệm gene PCR đối với các hắc tố hình thành nhân tố vật chất tyrosine. Nhờ đó mà hiểu được quá trình chuyển hóa thuốc ở từng bệnh nhân để định hướng phương án hỗ trợ xử trí tương ứng.

Theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, 2 hướng chẩn trị của phương pháp này áp dụng công trình gen sinh học và kĩ thuật phục hồi gen tế bào hắc tố trong đó:

  • Công trình gen sinh học là sự kết hợp từ nhiều môn khoa học như bệnh lý tế bào học, gen phân tử học, dược lý nano học,…nhằm nghiên cứu cơ chế tiếp nhận trị liệu của tế bào gốc và cơ chế nảy sinh của bệnh trên từng bệnh nhân.
  • Kỹ thuật phục hồi gen tế bào hắc tố tiến hành thông qua nuôi, kiểm tra, điều tiết, cấy ghép, kích hoạt có hiệu quả chức năng bài tiết tế bào hắc tố đồng thời bồi bổ dưỡng khí để giảm tình trạng bệnh. Nhờ đó giúp da được khôi phục, mảng da bị trắng hóa và trở lại màu da bình thường.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về bệnh bạch biến từ bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop