Tùy theo mỗi loại ung thư mà có những nguyên nhân riêng biệt. Một tác nhân sinh ung thư có thể gây ra một số loại ung thư và ngược lại một loại ung thư có thể do một số tác nhân khác nhau.
Bệnh ung thư là gì?
Ung thư là căn bệnh nguy hiểm do sự tăng sinh bất thường của các tế bào bất thường (tế bào bị đột biến) trong cơ thể nhằm thoát khỏi sự chết tế bào theo chương trình (Apoptosis). Bệnh ung thư là 1 căn bệnh nguy hiểm gây chèn ép, rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể và tăng sinh tế bào, mô không kiểm soát được.
Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, tế bào ung thư sinh sản rất nhanh, thời gian dân số tế bào tăng gấp đôi tùy từng loại ung thư và tốc độ chuyển hóa của các mô, cơ quan đó. Có loại ung thư tăng trưởng chậm (ung thư tuyến giáp dạng nhú), có loại ung thư tăng trưởng rất nhanh như ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư gan, ung thư máu, ung thư xương …tế bào ung thư sinh sôi nẫy nỡ rất nhanh nên rất cần chuyển hóa năng lượng. Hậu quả làm cơ thể suy kiệt ngày một trầm trọng hơn và dần dà gây nên cái chết cho bệnh nhân.
Các nguyên nhân có thể làm phát sinh bệnh ung thư?
Sinh học hiện đại đã nghiên cứu và đề xuất các cơ chế bệnh sinh gây nên Ung thư trong đó phần lớn nguyên nhân chính xác vẫn chưa rõ ràng, vẫn chỉ là những giả thuyết từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên người ta nhận thấy có mối quan hệ mật thiết giữa 1 vài yếu tố có thể liên kết hoặc là đồng yếu tố tác động làm cho 1 vài loại Ung thư trở nên nặng hơn và lan nhanh hơn cũng như ghi nhận sự xuất hiện của bệnh Ung thư có liên quan gần đến các yếu tố này.
Chuyên gia ngành Điều dưỡng cho biết có thể kể đến có 3 nguyên nhân liên quan chính:
- Tác nhân vật lý: Tia phóng xạ như tia X, tia Uv, bức xạ mặt trời và tia vũ trụ có thể làm tổn thương gây ion hóa các phân tử sinh học như DNA, RNA của tế bào, gây đứt gãy các phân tử sinh học DNA, làm ghép cặp Base Nitrogen lạ trong DNA, gây hư hỏng và phá hủy cơ chế sinh học bình thường của cơ thể làm phát sinh đột biến trong gene
- Tác nhân hóa học: Một số loại hóa chất có thể gây đột biến gene và nhiễm sắc thể, làm hư hỏng cơ chế bình thường cân bằng của cơ thể làm tế bào thoát khỏi cơ chế chết theo chương trình gây nên đột biến và bệnh Ung thư như: tác nhân Alkyl Hóa như các Hydrocarbon thơm, đa vòng thơm. Tác nhân Nitrogen Mustard, thuốc trừ sâu Chlorine hữu cơ, thuốc trừ sâu nhóm Carbamate, nhóm thuốc steroid làm rối loạn quá trình trao đổi chất của tế bào như Anabolone, Norethinron …Nhóm các loại hóa chất công nghiệp: Benzene, Toluen, Stiren, phẩm màu thực phẩm Tartrazine, Sunset yellow …Các ion kim loại nặng trong sản xuất hóa chất công nghiệp như; ion Mn2+, Pb2+, Cr3+, CrO4 2-, Cr2O7 2-, Hg2+, các phi kim độc hại như Cl2, Br2, và các hợp chất dẫn xuất của chúng. Tác nhân hóa học làm đột biến tế bào sinh dưỡng của cơ thể (tế bào soma) gây mất cơ chế chết tế bào theo chương trình làm phát sinh kích hoạt cơ chế thoát ức chế của gene sin hung là P53. Kìm hãm các tế bào miễn dịch nhận diện tế bào ung thư để tiêu diệt. Nếu tác nhân hóa học phát sinh trong giai đoạn tế bào giảm phân tạo tinh trùng hoặc Noãn bào sẻ làm tế bào hợp tử phát sinh đột biến và ung thư sẻ có thể được biểu hiện ở thế hệ con cháu. (có tính di truyền).
- Tác nhân sinh học: Một số virus như HBV, EBV, HVC, HIV-1, Papiloma virus có thể làm kích hoạt oncogen hoặc ức chế gen P53 làm phát sinh đột biến và ung thư. HBV (virus gây viêm gan B) tấn công tế bào ký chủ tăng sinh và chèn gene mã hóa HBV cho tế bào ký chủ từ đó làm phát sinh đột biến và gây tổn thương tế bào ký chủ. Ví dụ 90% các trường hợp Ung thư gan trên nền nhiễm HBV mạn tính đều thấy gen của HBV cài xen vào gene của tế bào gan ký chủ làm phát sinh Ung thư.
Bài viết chỉ có giá trị tham khảo!