Cách điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai

Cách điều trị trào ngược dạ dày khi mang thaiTrào ngược dạ dày khi mang thai xảy ra ở hơn một nửa phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Vậy có thuốc nào có thể giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày khi mang thai không?

Trào ngược dạ dày khi mang thai xảy ra ở hơn một nửa phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Vậy có thuốc nào có thể giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày khi mang thai không?

Cách điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai

Nguyên nhân trào ngược dạ dày khi mang thai

Trào ngược dạ dày, hoặc còn gọi là trào ngược dạ dày thực quản, xảy ra khi axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản và có thể đạt tới miệng, gây cảm giác nóng rát phía sau xương ức. Tình trạng này thường xuất hiện sau khi ăn, khi cúi xuống hoặc nằm ngửa.

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM lưu ý trào ngược dạ dày rất phổ biến ở phụ nữ mang thai, với các triệu chứng thường xuất hiện trong ba tháng đầu và gia tăng theo thời gian, đặc biệt vào cuối thai kỳ.

Tại sao trào ngược dạ dày lại thường gặp khi mang thai?

Mặc dù trào ngược dạ dày có thể xảy ra ở bất kỳ ai và bất kỳ lúc nào, nhưng nó đặc biệt phổ biến khi mang thai do một số nguyên nhân, bao gồm:

•             Thay đổi hormone: Trong thai kỳ, cơ thể phụ nữ sản xuất nhiều progesterone hơn. Hormone này làm cho cơ tử cung linh hoạt hơn và hạn chế co bóp sớm. Tuy nhiên, progesterone cũng ảnh hưởng đến các cơ quan tiêu hóa khác, làm giảm co thắt của cơ thực quản dưới, làm cho dịch dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản.

•             Sự phát triển của thai nhi và tử cung: Thai nhi ngày càng lớn và chiếm nhiều không gian hơn trong bụng. Điều này khiến các cơ quan khác, bao gồm cả dạ dày, bị đẩy lên. Áp lực này có thể gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày.

Mặc dù trào ngược dạ dày khi mang thai không đe doạ tính mạng, nó có thể gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của phụ nữ mang thai. Trong một số trường hợp, nó cũng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn như thiếu dinh dưỡng và giảm cân.

Cách điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai

Cách điều trị trào ngược dạ dày khi mang thai

Thay đổi chế độ ăn uống: Một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Hãy ăn nhiều bữa ăn nhỏ thay vì ăn nhiều lúc một. Tránh ăn quá nhiều trước giờ đi ngủ. Hạn chế thực phẩm có đường, caffeine, sô cô la, sản phẩm từ sữa và gluten. Thực phẩm giàu chất xơ như gừng có thể giúp ngăn ngừa trào ngược axit dạ dày.

Thay đổi tư thế ngủ: Khi ngủ, hãy nằm nghiêng về bên trái để giảm áp lực lên dạ dày và giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Thuốc kháng axit: Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ thuốc kháng axit tác dụng tại chỗ có thể được sử dụng để giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Các loại thuốc này bao gồm natri alginate, natri bicarbonate, canxi cacbonat, nhôm hydroxit và magiê hydroxit. Tuy nhiên, nên sử dụng chúng theo chỉ định của bác sĩ và không dùng lâu dài mà không có hướng dẫn.

Thuốc chẹn H2 và thuốc ức chế bơm proton (PPI): Trong những trường hợp trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng thuốc chẹn H2 (như ranitidine) hoặc thuốc ức chế bơm proton (như esomeprazole, omeprazole hoặc pantoprazole). Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng chúng khi được chỉ định và theo hướng dẫn của bác sĩ.

Theo lời khuyên từ bác sĩ giảng viên Trường Dược Sài Gòn trong trường hợp bạn đang mang thai và gặp triệu chứng trào ngược dạ dày, nên thảo luận với bác sĩ để nhận được tư vấn cụ thể và đề xuất các biện pháp điều trị hoặc quản lý phù hợp để đảm bảo sức khỏe của bạn và thai kỳ được theo dõi tốt.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop