Chế độ ăn có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh đau dạ dày, bởi vậy nếu trang bị những kiến thức về chế độ dinh dưỡng, những cơn đau bất chợt của bệnh dạ dày sẽ không còn là nỗi lo.
Chế độ ăn dành cho người đau dạ dày
Bài viết này các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ đến bạn đọc về chế độ ăn dành cho bệnh nhân đau dạ dày!
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ĐAU DẠ DÀY
Trước khi tìm hiểu về thực đơn cho người đau dạ dày, bạn cần biết nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng thường gặp nhất.
Theo các Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, đau dạ dày là một trong những bệnh thường gặp nhất về đường tiêu hóa. Tình trạng này xảy ra khi các tế bào niêm mạc bị tổn thương hình thành nên các vết loét. Biểu hiện đầu tiên của bệnh này là các dấu hiệu khó tiêu như ợ chua và chướng hơi. Ngoài ra, khi bệnh đã chuyển biến xấu, nó sẽ gây đau thượng vị và buồn nôn. Thậm chí đi đại tiện ra máu. Thêm vào đó, nó còn khiến người bệnh có cảm giác chán ăn hoặc ăn không ngon miệng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày nhưng phổ biến là việc ăn uống bất hợp lý. Những người hay bỏ bữa, ăn uống thất thường hoặc không đủ chất, người hay sử dụng chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá hoặc stress thường xuyên cũng dễ mắc bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, sự xâm nhập của vi khuẩn HP cũng là nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày.
THỰC ĐƠN CHO NGƯỜI ĐAU DẠ DÀY
Nguyên tắc khi chọn thực đơn cho người đau dạ dày là ưu tiên những loại thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ chữa lành các vết loét và giảm tiết acid của dạ dày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần được bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.
Cụ thể các loại thực phẩm nên ưu tiên là:
- Chuối: Đây là thực phẩm ở vị trí ưu tiên hàng đầu trong số các thực phẩm tốt cho người đau dạ dày. Nguyên nhân là nhờ vào khả năng trung hòa lượng acid đang vượt ngưỡng trong dạ dày, giúp giảm nguy cơ bị viêm hoặc sưng đường ruột. Ngoài ra, thành phần kali trong chuối còn giúp cơ thể khống chế natri, làm giảm được lượng huyết áp và ngăn sự tổn thương đến các mạch máu. Bên cạnh đó, hoạt chất pectin trong chuối còn rất có lợi cho đường tiêu hóa.
- Thực phẩm thô: Thực phẩm thô là thực phẩm chưa qua tinh lọc, không chỉ tốt cho người mắc bệnh đau dạ dày mà còn tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa. Các thực phẩm thô gồm: gạo lứt, nếp lứt, các loại đậu và bắp… Ngoài ra, trong thực phẩm thô còn chứa nhiều sinh tố nhóm B, rất quan trọng cho nhu cầu chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng trong cơ thể. Mặc khác, nhóm thực phẩm này còn có khả năng chống oxy hóa tốt. Nhờ đó các tế bào trong thành dạ dày sẽ được bảo vệ tốt hơn.
- Táo: Trong táo chứa nhiều pectin, đặc biệt là trong lớp vỏ. Hoạt chất này có tính giãn nở khi gặp nước, giúp thúc đẩy hoạt động của dạ dày cũng như đường ruột. Bệnh nhân đau dạ dày thường đi kèm với chứng táo bón, vì vậy mà táo nên thường xuyên có trong thực đơn của người bệnh.
- Gừng và bạc hà: Bạn có thể dùng gừng như một gia vị bình thường hoặc pha nước ấm uống cùng với mật ong. Tính nóng ấm của gừng giúp giảm các cơn đau của bệnh và tình trạng đầy hơi. Còn đối với bạc hà, nó sẽ giúp bạn ăn ngon miệng hơn và hạn chế được các cơn buồn nôn do bệnh đau dạ dày gây ra.
- Trà xanh: Chúng ta biết rằng, một trong những nguyên nhân gây chứng đau dạ dày là sự xâm nhập của vi khuẩn HP. Nếu gặp phải tình trạng này thì hãy dùng trà xanh để hỗ trợ điều trị bệnh. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất catechin trong trà ngoài tác dụng chống viêm và chống oxy hóa còn có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn. Ngoài ra, trà xanh còn có tác dụng làm giảm cơn đau hiệu quả.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín
NHỮNG THỰC PHẨM NGƯỜI ĐAU DẠ DÀY NÊN TRÁNH
Thực phẩm chứa nhiều acid: Đây là nhóm thực phẩm đứng đầu trong danh sách các loại thực phẩm đại kỵ với người đau dạ dày. Phải kể đến là các loại trái cây như: cam, chanh, bưởi, xoài, khế… Nguyên nhân là các loại thực phẩm này sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến chứng đau bụng và buồn nôn.
Đồ ăn cay và chiên: Đồ ăn cay và chiên luôn có thể gây nghiện với nhiều người. Với người mắc chứng đau dạ dày thì phải từ bỏ hoặc hạn chế thói quen ăn đồ ăn này. Các thực phẩm cay và chiên không chỉ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa (gây tiêu chảy) mà còn gây nhiều tác động đến dạ dày, gây tổn thương niêm mạc dạ dày nhiều hơn.
Thực phẩm có nhiều chất béo: Việc sử dụng quá nhiều thực phẩm giàu chất béo cũng dễ gây nên tình trạng co thắt đường tiêu hóa, khiến quá trình di chuyển thức ăn trong dạ dày trở nên khó khăn hơn. Hậu quả là sẽ gặp phải tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, nếu người bệnh uống quá nhiều các chế phẩm từ sữa chứa nhiều lactose sẽ gây tình trạng tiêu chảy. Bởi hoạt chất này làm tăng khả năng vận động của đường tiêu hóa.
Đồ uống có cồn và gas: Theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, rượu, bia và cà phê hoặc các đồ uống có cồn và có gas khác không chỉ gây hại cho gan mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. Hàm lượng cafein trong cà phê có thể khiến dạ dày sản xuất acid quá mức và là nguyên nhân gây viêm loét.