CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI ĐIỀU TRỊ COVID TẠI NHÀ

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI ĐIỀU TRỊ COVID TẠI NHÀ

Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn chăm sóc người nhiễm covid 19 tại nhà, trong đó việc thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp nâng cao thể trạng tăng cường hệ miễn dịch cũng như giảm thiểu các biến chứng do dịch bệnh.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI ĐIỀU TRỊ COVID TẠI NHÀ

Dinh dưỡng đối với người bệnh

Bệnh nhân nhiễm COVID-19 không có triệu chứng hoặc thể nhẹ điều trị tại nhà cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp. Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống “bảo vệ” cơ thể như tế bào miễn dịch, các kháng thể tự nhiên ở các bộ phận da, niêm mạc hệ hô hấp, niêm mạc dạ dày làm tăng đề kháng tổng thể.

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, khi bị nhiễm COVID-19, người bệnh thường có triệu chứng mất vị giác, một số trường hợp mất khứu giác, điều này  khiến cơ thể luôn trong tình trạng chán ăn, vì vậy cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý kể cả việc bổ sung “cưỡng bức” tức là vẫn cố gắng hấp thụ đầy đủ mặc dù cơ thể không đòi hỏi sẽ giúp để tránh thiếu hụt về dinh dưỡng.

Bệnh nhân COVID-19 do tiêu hao năng lượng nên nhu cầu thực tế về dinh dưỡng sẽ nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, không được bổ sung hoặc bổ sung không đầy đủ sẽ khiến người bệnh sẽ suy dinh dưỡng. Điều này  làm tăng nguy cơ bội nhiễm, dẫn đến bệnh biến chuyển nặng và phức tạp, gây khó khăn trong và tăng nhiều chi phí điều trị

Dinh dưỡng cân đối

Bữa ăn của người nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ và không có triệu chứng tại nhà cần đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng. Đa dạng loại thực phẩm (nếu được) để duy trì thể trạng, thể chất bình thường.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI ĐIỀU TRỊ COVID TẠI NHÀ

Bổ sung thêm bữa phụ

Các bữa ăn phụ được bổ sung xen kẽ với 3 bữa chính nhằm cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể, thông thường bữa phụ là sữa hoặc các chế phẩm từ sữa như bánh ngọt, kẹo sữa….

Cần bổ sung thêm 1 - 2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa. Đặc biệt nên bổ sung khi người bệnh ăn kém do sốt, ho, mệt mỏi...

Nhóm thực phẩm cần tăng cường

Người bệnh nên ăn tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein (thịt, cá nạc, đậu đỗ, hạt các loại) để ngăn ngừa teo cơ và tăng sức đề kháng. Bổ sung thêm trái cây  hoặc nước ép trái cây, rau xanh và các loại củ có nhiều vitamin và chất xơ. Dùng các loại gia vị có kháng sinh tự nhiên như tỏi, gừng...

Người bệnh cần lưu ý

Mặc dù vị giác bị hạn chế nhưng người bệnh không nên thiếu bữa, bên cạnh các bữa ăn chính vào sáng trưa tối cần bổ sung thêm các bữa ăn phụ. Nước cần được cung cấp đầy đủ cho cơ thể, trung bình 2 lít một ngày, có thể bổ sung thêm nếu gặp phải trường hợp nôn trớ hoặc tiêu chảy.

Chỉ tránh những thực phẩm có lịch sử dị ứng, không nên tự ý ăn kiêng hoặc ăn uống hạn chế. Trẻ nhỏ và những người thiếu cân (gầy) nên sử dụng thêm các thực phẩm giàu protein và cung cấp nhiều calo, dễ hấp thụ như một số loại sữa hoặc thực phẩm được chế biến từ sữa. Đối với trẻ em, các bậc phụ huynh cần nâng cao ý thức chăm sóc giống như một điều dưỡng viên, việc này không những cải thiện cả về chất lượng dinh dưỡng mà chấn an tâm lý với các cháu nhỏ.

Thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cẩn trọng và tốt nhất là không nên sử dụng các thực phẩm đã bị hư hỏng, ôi thiu hay không còn hạn sử dụng. Đảm bảo vệ sinh trong quá trình trước, trong và sau khi chế biến thực phẩm. Có thể tham vấn một số sản phẩm bổ sung thêm những thành phần dinh dưỡng đặc biệt từ các chuyên gia.

 

 

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop