Bệnh hở van động mạch chủ chiếm tỷ lệ khá cao trong số các bệnh về tim mạch. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh.
Bệnh hở van động mạch chủ
Hãy theo dõi bài viết sau để cùng tìm hiểu về bệnh hở van động mạch chủ từ các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn!
BỆNH HỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, hở van động mạch chủ (tên tiếng Anh là Aortic Valve Regurgitation) là tình trạng xảy ra khi van tim không đóng kín. Bệnh làm cho máu bơm ra từ tâm thất trái bị phụt ngược trở lại. Điều này làm cho tim không bơm máu đi khắp cơ thể được hiệu quả. Kết quả là, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và khó thở. Hở van động mạch chủ có thể nặng lên đột ngột qua nhiều năm. Một khi bệnh trở nên nghiêm trọng, cần có phẫu thuật sữa chữa hoặc thay van động mạch chủ.
Nguyên nhân gây bệnh
Tim có tổng cộng bốn van để giúp máu được bơm đi đúng hướng, bao gồm van hái lá, van ba lá, van động mạch phổi và van động mạch chủ. Mỗi van có các lá van mở và đóng mỗi khi nhịp tim đập. Đôi khi, van đóng hoặc mở không kín làm ngăn máu bơm ra khỏi tim và gây giảm khả năng máu đi khắp cơ thể.
Trong hở van động mạch chủ, van nối giữa tâm thất trái và động chủ đóng không kín, làm máu bị phụt ngược trở lại tâm thất trái. Điều này làm cho thất trái giữ một lượng máu nhiều hơn bình thường, khiến chúng bị to ra và dày lên.
Đầu tiên, sự to ra của thất trái giúp chúng duy trì đủ lượng máu với nhiều áp lực hơn. Nhưng cuối cùng sự thay đổi này làm yếu tâm thất trái, cũng như toàn bộ tim.
Các nguyên nhân gây hở van động mạch chủ bao gồm:
- Bệnh van tim bẩm sinh: Bạn có thể được sịnh ra với van động mạch chủ chỉ có hai lá hoặc hợp lại thành một lá thay vì ba lá như bình thường. Trong một số trường hợp van có thể chỉ có một lá hoặc bốn lá, nhưng điều này ít khi xảy ra.
- Khuyết tật tim này khiến bạn có nguy cơ bị hở van động mạch chủ: Nếu ba mẹ hoặc anh chị em trong gia đình bạn có van động mạch chủ chỉ có hai lá, khả năng cao bạn sẽ bị tương tự, tuy nhiên bệnh cũng có thể xảy ra nếu bạn không có tiền căn gia đình.
- Sự thay đổi của tim liên quan tuổi tác: Canxi có thể tích tụ ở van động mạch chủ, làm lá van bị cứng lại. Điều này có thể làm hẹp van động mạch chủ, làm chúng đóng không đúng cách.
- Viêm nội tâm mạc: Van động mạch chủ có thể bị tổn thương bởi viêm nội tâm mạc, một tình trạng nhiễm trùng bên trong tim bao gồm cả các van tim.
- Sốt thấp khớp: Đây là một biến chứng của viêm họng do vi khuẩn Streptococcus có thể gây nguy hiểm đến van động mạch chủ.
- Các bệnh khác: Các tình trạng hiếm khác có thể làm lớn động mạch chủ và van động mạch chủ gây hở van, bao gồm hội chứng Marfan, một bệnh về mô liên kết. Một số bệnh tự miễn, như bệnh lupus ban đỏ cũng có thể dẫn đến hở van động mạch chủ.
- Chấn thương: Tổn thương ở nơi gần van động mạch chủ, như bị chấn thương ngực hoặc rách động mạch chủ, cũng có thể gây dòng máu bị chảy ngược trở lại qua van.
Triệu chứng thường gặp của bệnh
Thông thường bệnh hở van động mạch chủ tiến triển dần dần, và tim bạn có thể bù trừ cho rối loạn này. Bạn sẽ không biểu hiện dấu hiệu và triệu chứng trong nhiều năm, và bạn có thể thậm chí không nhận ra được tình trạng bệnh.
Tuy nhiên, khi bệnh trở nên nặng hơn, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
- Mệt mỏi và yếu, đặc biệt khi làm nặng
- Khó thở khi gắng sức hoặc khi nằm xuống
- Sưng mắt cá chân và bàn chân
- Đau ngực, cảm giác ngực bị thắt chặt, thường tăng khi gắng sức
- Hoa mắt hoặc ngất
- Mạch đập không đều
- Tiếng thổi ở tim
- Đánh trống ngực
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH HỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ
Điều trị phụ thuộc độ nặng của bệnh, khi bạn có dấu hiệu và triệu chứng, và nếu tình trạng trở nên nặng hơn.
Nếu bạn có triệu chứng nhẹ, bạn có thể phải đi khám thường xuyên để bác sĩ kiểm tra. Bác sĩ có thể đề nghị bạn thay đổi lối sống và uống thuốc để trị triệu chứng hoặc giảm nguy cơ biến chứng.
Bạn có thể cần phẫu thuật sữa chữa hoặc thay van động mạch chủ. Ở một vài trường hợp, bạn có thể được đề nghị phẫu thuật ngay cả khi không biểu hiện triệu chứng. nếu bạn có một phẫu thuật tim khác, bác sĩ sẽ thực hiện chung với phẫu thuật van động mạch chủ. Đôi lúc bạn cần sửa chữa hoặc thay gốc động mạch chủ nếu động mạch chủ bị lớn ra.
Phẫu thuật được thực hiện qua một vết mổ ở ngực. Bác sĩ có thể thực hiện phương pháp nội soi, tạo một vết mổ nhỏ trên ngực hơn là phẫu thuật mở tim.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín
BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH HỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ?
Đối với bất kì bệnh tim nào bạn cũng cần đi khám thường xuyên để bác sĩ kiểm tra tình trạng hở van hoặc các tình trạng khác. Phát hiện bệnh sớm cũngg sẽ dễ điều trị hơn. Nêu bạn bị hở van động mạch chủ hoặc hẹp van động mạch chủ, bạn có thể cần siêu âm tim thường xuyên để đảm bảo bệnh không trở nên nặng hơn.
Bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo, hãy xem chừng các điều kiện làm hở van nặng thêm, như:
- Sốt thấp khớp. Nếu bạn bị đau họng nặng, hãy khám bác sĩ. Viêm họng do Streptococcus có thể dẫn tới sốt thấp khớp. May mắn là viêm họng này có thể điều trị bằng kháng sinh.
- Tăng huyết áp. Hãy kiểm tra huyết áp thường xuyên. Đảm bảo kiểm soát tốt huyết áp để ngăn ngừa hở van động mạch chủ.
Trên đây là thông tin về bệnh hở van động mạch chủ từ các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn.