Chia sẻ về bệnh teo cơ mông từ bác sĩ Trường Dược Sài Gòn

Chia sẻ về bệnh teo cơ mông từ bác sĩ Trường Dược Sài GònTeo cơ mông là tình trạng teo khối cơ và giảm sức cơ ở vùng mông. Tình trạng teo cơ mông có thể gây ảnh hưởng lớn để khả năng di chuyển cũng như thẩm mỹ của người bệnh.

Teo cơ mông là tình trạng teo khối cơ và giảm sức cơ ở vùng mông. Tình trạng teo cơ mông có thể gây ảnh hưởng lớn để khả năng di chuyển cũng như thẩm mỹ của người bệnh.

Chia sẻ về bệnh teo cơ mông từ bác sĩ Trường Dược Sài Gòn

Bệnh teo cơ mông

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, cơ mông lớn là cơ lớn nhất trên cơ thể. Đây cũng là cơ chủ lực giúp cơ thể thực hiện vô số các cử động như: Đi bộ, chạy, leo cầu thang, nhảy, ngồi xổm, đứng tấn…..Cũng chính vì vậy khi vùng cơ mông bị teo, cơ mông lớn là cơ bị ảnh hưởng nhiều nhất và nghiêm trọng nhất.

Teo cơ mông là tình trạng teo khối cơ và giảm sức cơ vùng mông. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng teo cơ mông, trong đó, ngồi nhiều, ít vận động là nhóm nguyên nhân hàng đầu. Teo cơ vùng mông không chỉ đơn thuần gây giảm sức cơ vùng như các tình trạng teo cơ vùng khác, mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tư thế, dáng đi và một số hoạt động khác như: chạy bộ, nhảy….Tùy theo nguyên nhân mà teo cơ có thể xảy ra một bên hoặc cả hai bên.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TEO CƠ MÔNG

Ngồi nhiều: Ngồi nhiều, ít vận động là nguyên nhân hàng đầu gây teo cơ mông ở người bình thường. Theo thống kê, hiện nay, thời gian ngồi trung bình trong một ngày của chúng ta ngày càng tăng, lên đến 16h/ ngày. Khi ngồi, các nhóm cơ vùng mông chịu lực tì đè khá lớn, không được co giãn tốt. Lâu dần, sức mạnh cơ yếu lại, khối cơ vì vậy mà cũng teo đi. Đối tượng văn phòng là đối tượng có nguy cơ cao nhất trong nhóm nguyên nhân này.

Tổn thương xương khớp vùng mông: Viêm khớp cùng chậu, hoại tử chỏm xương đùi, chấn thương gãy xương chậu, gãy cổ xương đùi… là các tổn thương gây hạn chế cử động của bệnh nhân sau chấn thương. Nếu không tập luyện vật lý trị liệu, teo cơ và yếu cơ sau chấn thương sẽ diến tiễn ngày càng nặng.

Tiêm thuốc vào cơ: Tiêm bắp là phương pháp tiêm khá phổ biến, phù hợp với nhiều loại thuốc. Thuốc được tiêm qua đường này, phát huy nhanh hơn đường tiêm dưới da. Các loại thuốc gây kích thích nhiều thường sẽ được lựa chọn phương pháp này để đưa vào cơ thể để tránh các tác dụng phụ do tiêm trực tiếp vào đường máu. Trong đó, cơ delta và cơ mông lớn là 2 cơ được chọn để tiêm bắp. Teo cơ do nguyên nhân này thường do xơ hóa cơ do thuốc. Một số thuốc dưới đây đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng phụ gây teo cơ: Dramamine, Iron, Penicillin, Lincomycin, Pentazocine/Talwin, Hypodermoclyses, Streptomycin, Tetracycline, và thuốc chống sốt rét…

Tổn thương thần kinh: Chấn thương gây tổn thương thần kinh trung ương vùng thắt lưng cùng- cụt cũng thường gây ra teo cơ vùng mông. Các tổn thương ở não do nhồi máu não cũng gây ra, nhưng lúc này thường sẽ kèm theo liệt cơ chân , tay kèm theo.

Loạn dưỡng cơ: Loạn dưỡng cơ Duchenne, Becker thường gây teo cơ chi dưới. Tuy nhiên, nhóm cơ chân là nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất và trước nhất. Teo cơ mông thường khởi phát vào giai đoạn muộn của bệnh.

PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH TEO CƠ MÔNG

Khám lâm sàng

Đây là phương pháp chủ yếu để đánh giá xác định chẩn đoán Teo cơ. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân làm một số nghiệm pháp đặc hiệu. Trong đó, người bệnh sẽ nằm ngang, gấp gối, nâng mông cao lên; hoặc nằm thẳng 2 tay đặt dưới mông.

Bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh cũng gợi ý chẩn đoán teo cơ mông khi:

  • Người bệnh không nâng cao mông hơn 30-40°
  • Không cảm giác được cơ co khi đặt tay vùng mông
  • Cảm giác đau, tê vùng đùi
  • Vùng mông teo, xẹp lại hoặc bị lõm

Cận lâm sàng

  • Xquang: Teo cơ không hiển thị hình ảnh trên Xquang. Tuy nhiên, các tổn thương xương chậu , chỏm xương đùi, dính khớp cùng chậu , các dấu hiệu xơ hóa nội khớp có thể gợi ý tình trạng tổn thương.
  • CTscan, MRI: Hình ảnh teo cơ, rách có thể hiển thị trên CTScan, MRI.
  • Điện cơ: Đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp nguyên nhân do tổn thương thần kinh.

Chia sẻ về bệnh teo cơ mông từ bác sĩ Trường Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH TEO CƠ MÔNG

Dinh dưỡng: Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, protein, gIutamin, creatine sẽ giúp cơ thể mau bù lại cơ mau chóng.

Vật lý trị liệu: Các bài tập chú trọng phần mông, các bài tập squad sẽ rất hữu dụng trong trường hợp này. Đeo các dụng cụ hỗ trợ, thanh nẹp nếu có nguy cơ bị veo cột sống, đau cột sống thắt lưng.

Thuốc: Giảm đau- kháng viêm; Thuốc tăng tạo cơ; Thuốc giảm hủy cơ; Chất ức chế Myostatin; Coenzyme Q10, Leucine, Creatine

Liệu pháp tế bào: Một số bệnh như loạn dưỡng cơ do đột biến gene gây ra. Do đó, người bệnh sẽ được ghép nguyên bào cơ hoặc tế bào gốc để tạo ra các tế bào cơ mới không bị dị tật.

Liệu pháp gene: Tương tự như liệu pháp tế bào, mục đích là tác động vào nguồn gốc bệnh. Trong liệu pháp này, các chuyên gia sẽ cũng cấp các gen mã hóa lành không bệnh vào nhóm cơ, cơ thể của người bệnh.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop