Chia sẻ về bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Chia sẻ về bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn từ B.s Trường Dược Sài GònViêm khớp nhiễm khuẩn gây các cơn đau dữ dội trong khớp và có khả năng tiến triển thành các biến chứng nếu không điều trị kịp thời.

Viêm khớp nhiễm khuẩn gây các cơn đau dữ dội trong khớp và có khả năng tiến triển thành các biến chứng nếu không điều trị kịp thời.

Chia sẻ về bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn từ B.s Trường Dược Sài Gòn

bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng khớp bị nhiễm trùng. Tác nhân nhiễm trùng chủ yếu là do vi khuẩn, nấm thường ít gặp hơn. Các tác nhân này có thể xâm nhiễm và gây viêm khớp nhiễm khuẩn ngay tại chỗ hoặc từ một ổ nhiễm khuẩn khác trong cơ thể di chuyển tới khớp.

Vi khuẩn, vi trùng xâm nhiễm thường là đơn khuẩn, tức chỉ do một loại nhất định, gây tổn thương dịch khớp và sưng viêm, đau đớn. Khớp hay xảy ra nhiễm khuẩn nhất là đầu gối, sau có thể lan ra các vị trí khác như cổ tay, cổ chân, mắt cá chân, hông hoặc vai. Nếu phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có khả năng phục hồi hoàn toàn. Ngược lại, nếu để bệnh tiến triển thành giai đoạn muộn, dẫn đến biến dạng khớp, có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng vận động sau này.

NGUYÊN NHÂN VIÊM KHỚP NHIỄM KHUẨN

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, viêm khớp nhiễm khuẩn có thể do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Chúng xâm nhập vào khớp qua 2 con đường chính:

  • Nhiễm khuẩn ngay tại vị trí khớp: Do vết thương đâm xuyên qua da vào khớp, do tiêm thuốc hoặc phẫu thuật gần khớp, tạo điều kiện cho vi khuẩn có khả năng xâm nhập.
  • Do nhiễm khuẩn tại vị trí khác (nhiễm khuẩn hô hấp, tiết niệu, …) rồi lây lan tới khớp.
  • Yếu tố nguy cơ viêm khớp nhiễm khuẩn:
  • Người có bệnh lý về khớp.
  • Người đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, hệ miễn dịch bị suy yếu.
  • Người suy dinh dưỡng.
  • Thoái hóa màng hoạt dịch khớp xương: Màng hoạt dịch đóng vai trò như lớp bảo vệ khớp khỏi các tác nhân bên ngoài. Khi màng hoạt dịch thoái hóa, chức năng này cũng giảm sút và vi khuẩn dễ vượt qua hơn.
  • Thời tiết ẩm thấp, lạnh: Thời tiết lạnh, nếu vị trí các khớp không được bảo vệ và giữ đủ ẩm, khí lạnh qua lỗ chân lông của da xâm nhập, làm co các mạch máu khiến lượng dinh dưỡng tới khớp giảm sút. Đồng thời, các bạch cầu trong máu khó xuyên màng để hoạt động, dẫn đến nhiễm trùng dễ xảy ra và tổn thương khớp cũng nghiêm trọng hơn.

TRIỆU CHỨNG VIÊM KHỚP NHIỄM KHUẨN

Triệu chứng viêm khớp nhiễm khuẩn có thể bao gồm:

  • Sốt nóng.
  • Đau ở vị trí khớp nhiễm trùng, đặc biệt khi đi lại.
  • Viêm, sưng nóng đỏ khớp.

Với đối tượng là trẻ em, có thể có thêm một số biểu hiện khác:

  • Chán ăn, ăn không ngon.
  • Tâm trạng bất thường, khó chịu, dễ quấy khóc.
  • Nhịp tim đập nhanh.

Chia sẻ về bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

CHẨN ĐOÁN VIÊM KHỚP NHIỄM KHUẨN

Các biểu hiện của bệnh rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý về khớp khác. Để chẩn đoán xác định, bệnh nhân cần tới cơ sở Y tế để thực hiện một số xét nghiệm:

  • Phân tích dịch khớp: Dịch khớp thông thường trong và có độ quánh nhất định. Khi nhiễm trùng, dịch khớp có thể bị thay đổi về màu sắc và số lượng. Đem dịch khớp đi phân tích giúp chẩn đoán xác định bệnh nhân có bị nhiễm khuẩn hay không và định danh chính xác loại vi khuẩn xâm nhiễm.
  • Phân tích máu: Xác định sự hiện diện của vi khuẩn trong máu.
  • Chụp X-quang: Đánh giá và xác định vị trí tổn thương khớp.

Nếu không nhận biết và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như viêm cơ xương khớp, thoái hóa và biến dạng khớp, mất khả năng vận động. Trường hợp nặng có thể cần sự trợ giúp của phẫu thuật để thay thế khớp mới.

ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP NHIỄM KHUẨN

Vì những biến chứng nguy hiểm như trên nên bệnh nhân cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.

Sử dụng kháng sinh

Theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, sau khi xác định bệnh nhân bị viêm khớp nhiễm khuẩn, các bác sĩ sẽ xác định loại vi khuẩn để lựa chọn kháng sinh phù hợp. Kháng sinh thường được dùng qua đường tiêm tĩnh mạch, một số trường hợp chuyển sang đường uống. Liều lượng và thời gian điều trị bằng kháng sinh phụ thuộc vào thể trạng bệnh nhân và chủng vi khuẩn xâm nhiễm. Sử dụng các kháng sinh dễ gây ra các tác dụng phụ, nhất là với hệ tiêu hóa (gây tiêu chảy, buồn nôn, …). Do đó, khi các tác dụng phụ xảy ra quá thường xuyên nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn xử trí phù hợp.

Loại bỏ dịch vùng khớp nhiễm khuẩn

Thoát dịch khớp được thực hiện nhằm 3 mục đích chính:

  • Loại bớt vi khuẩn.
  • Cung cấp mẫu cho xét nghiệm.
  • Giảm bớt áp lực cho khớp.

Thủ thuật này được thực hiện qua nội soi khớp (ống hút được đưa vào khớp qua vết rạch nhỏ và dẫn dịch ra ngoài) hoặc dùng kim chọc hút hằng ngày đến khi không phát hiện vi khuẩn trong dịch.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop