Có nhiều trường hợp sau khi mổ ruột thừa có dấu hiệu tăng cân nhanh chóng. Nhiều người cho rằng đây là một trong những biến chứng sau khi mổ? Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng tăng cân sau phẫu thuật?
Hậu phẫu thuật viêm ruột thừa
Bài viết sau đây các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ đến bạn đọc về tình trạng tăng cân hậu phẫu thuật viêm ruột thừa!
VÌ SAO SAU PHẪU THUẬT VIÊM RUỘT THỪA BỊ TĂNG CÂN?
Mổ ruột thừa được thực hiện nhằm loại bỏ ruột thừa bị viêm nhiễm. Phương pháp điều trị này thường được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp. Tuy nhiên một số người muốn phòng ngừa các vấn đề ở ruột thừa cũng có thể can thiệp phẫu thuật để loại bỏ cơ quan này.
Rất nhiều trường hợp sau khi mổ ruột thừa có dấu hiệu tăng cân nhanh chóng. Nhiều người cho rằng đây là một trong những biến chứng sau khi mổ. Tuy nhiên tình trạng tăng cân sau phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa không phải là dấu hiệu nguy hiểm. Vì vậy người bệnh không nên quá lo lắng về hiện tượng này.”
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, nguyên nhân gây nên tình trạng tăng cân sau phẫu thuật
- Chế độ ăn giàu dinh dưỡng: Sau khi phẫu thuật, người bệnh thường có thói quen bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe và hỗ trợ làm lành vết mổ. Tuy nhiên việc thu nạp một lượng dinh dưỡng dồi dào trong một thời gian ngắn có thể gây ra tình trạng tăng cân – béo phì.
- Truyền dịch: Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được truyền một lượng dịch khá lớn vào cơ thể. Ở một số trường hợp, lượng dịch này ứ đọng bên trong, gây phù và tăng cân.
- Ít vận động: Sau phẫu thuật từ 1 – 5 ngày, bệnh nhân buộc phải nghỉ ngơi trên giường và hạn chế vận động. Tình trạng này kết hợp với chế độ ăn giàu dinh dưỡng là nguyên nhân khiến cơ thể tăng cân nhanh chóng.
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TĂNG CÂN SAU KHI THỰC HIỆN PHẪU THUẬT TRUỘT THỪA
Với một số người, cân nặng tăng lên có thể ảnh hưởng đến công việc và một số bệnh lý (tiểu đường, dạ dày, huyết áp cao,…). Trong trường hợp này, bạn có thể kiểm soát cân nặng sau phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa với những biện pháp sau:
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố tác động trực tiếp đến cân nặng. Chính vì vậy để hạn chế tình trạng béo lên sau khi mổ ruột thừa, bạn cần xây dựng chế độ ăn hợp lý.
Sau khi phẫu thuật, bạn nên bắt đầu bằng các món ăn lỏng và mềm để tránh gây áp lực lên cơ quan tiêu hóa. Sau đó có thể bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng để phục hồi thể trạng và tăng cường sức đề kháng.
Tuy nhiên cần tránh tình trạng thu nạp quá nhiều thực phẩm giàu đạm. Thay vào đó, nên cân bằng hàm lượng tinh bột, chất xơ, đạm, vitamin,… trong mỗi bữa ăn.
Nguyên tắc ăn uống để tránh tình trạng tăng cân sau khi mổ:
- Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng ít năng lượng như yến mạch, khoai lang, cá hồi, thịt gà, trứng, bơ, dâu tây,…
- Cần chế biến món ăn ở dạng luộc hoặc nấu soup, cháo để dễ tiêu hóa. Hạn chế tối đa tình trạng ứ đọng thức ăn, gây đầy bụng và tăng cân.
- Khi chế biến món ăn, nên hạn chế sử dụng gia vị và dầu ăn. Thức ăn nhiều dầu mỡ và gia vị thường chứa nhiều calo, khó tiêu hóa và dễ gây tăng cân.
- Thay thế sữa động vật bằng các loại sữa hạt như sữa hạnh nhân, đậu nành, đậu phộng, óc chó,… để hạn chế tình trạng lên cân nhanh chóng.
- Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn vì hầu hết những loại thực phẩm này đều chứa nhiều gia vị, dầu mỡ và chất bảo quản. Những thành phần này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa mà còn khiến cơ thể dễ lên cân.
- Chia nhỏ bữa ăn (khoảng 4 – 5 bữa/ ngày) để tránh gây áp lực lên dạ dày và đường ruột. Ngoài ra thói quen chia nhỏ bữa ăn còn giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt và hạn chế tình trạng chướng bụng, thừa cân,…
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp
Uống nhiều nước
Uống 1 ly nước trước bữa ăn có thể giúp bạn nhanh cảm thấy no và hạn chế số lượng thức ăn trong mỗi bữa. Điều này có thể tránh được tình trạng ăn quá no khiến bụng bị đầy trướng và lên cân trong thời gian ngắn.
Ngoài ra thói quen uống nhiều nước còn hỗ trợ cơ thể bài tiết chất thải, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và phục hồi vị trí vết mổ. Nếu cảm thấy đắng miệng khi uống nước lọc, bạn có thể thay thế bằng nước ép trái cây (bưởi, táo, lê,…) hoặc các loại nước ép từ rau xanh.
Vận động nhẹ nhàng
Theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng ít vận động sau khi phẫu thuật là yếu tố thúc đẩy cân nặng tăng lên đáng kể. Vì vậy, bạn nên tránh tình trạng nằm trên giường quá lâu. Thay vào đó có thể dậy, đi lại nhẹ nhàng để vết mổ nhanh phục hồi và thúc đẩy hoạt động của cơ quan tiêu hóa.
Sau khoảng 3 ngày nằm viện, bạn có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để hỗ trợ quá trình hồi phục và hạn chế tình trạng tăng cân sau khi mổ.
Nếu thực hiện đầy đủ những biện pháp nói trên, bạn có thể hạn chế được tình trạng tăng cân sau khi mổ ruột thừa. Tuy nhiên cần tránh tình trạng ăn uống kiêng khem hoặc vận động quá mức khiến cơ thể suy nhược và tăng nguy cơ gặp phải biến chứng sau khi mổ.