Lưu ý về bệnh lí rồi loạn giả bệnh từ Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn

Lưu ý về bệnh lí rồi loạn giả bệnh từ Bác sĩ Trường Dược Sài GònRối loạn giả tượng hay rối loạn giả bệnh là một bệnh tâm lí nghiêm trọng và rất khó điều trị. Người bệnh cố tình bị bệnh hoặc tự gây ra các triệu chứng bệnh tật của mình để người khác tin rằng họ đang bị bệnh

Rối loạn giả tượng hay rối loạn giả bệnh là một bệnh tâm lí nghiêm trọng và rất khó điều trị. Người bệnh cố tình bị bệnh hoặc tự gây ra các triệu chứng bệnh tật của mình để người khác tin rằng họ đang bị bệnh

Lưu ý về bệnh lí rồi loạn giả bệnh từ Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn

 Bệnh lí rồi loạn giả bệnh

Hãy cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh lí rối loạn giả bệnh qua bài viết sau!

RỐI LOẠN GIẢ BỆNH LÀ GÌ?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, rối loạn giả tượng hay rối loạn giả bệnh là một bệnh tâm lí nghiêm trọng, người bệnh lừa gạt người khác bằng cách giả bệnh, cố tình bị bệnh hay cố ý tự làm hại bản thân. Bệnh có thể từ mức độ nhẹ (sự cường điệu nhẹ các triệu chứng) đến mức độ nặng (hay trước đó còn có tên là hội chứng Munchausen). Người bệnh có thể tự tạo các triệu chứng hay thậm chí làm giả mạo các xét nghiệm để thuyết phục người khác cần phải điều trị bệnh cho họ, kể cả phẫu thuật.

Rối loạn giả tượng thì không giống với việc tự bịa đặt các bệnh lí vì mục đích lợi ích cá nhân, ví dụ như để được nghỉ làm hay được thắng kiện. Mặc dù người bị rối loạn giả tượng biết rằng họ tự gây ra các triệu chứng và bệnh tật nhưng họ lại không hiểu được lí do của các hành vi này hay họ không nhận thức rằng mình có vấn đề về tâm lí.

Rối loạn giả tượng là một thử thách và rất khó điều trị. Tuy nhiên, sự giúp đỡ từ các trung tâm y tế và điều trị tâm lí là rất cần thiết trong việc ngăn ngừa những hành vi tự làm hại bản thân và gây ra thương tích cho bản thân hay thậm chí cái chết. Nên đưa người bệnh đến khám tại Chuyên khoa Tâm thần.

NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH RỐI LOẠN GIẢ BỆNH

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây rối loạn giả tượng vẫn chưa biết rõ. Tuy nhiên bệnh có thể liên quan đến những yếu tố tâm lí và những trải nghiệm stress trong cuộc sống.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh rối loạn giả bệnh

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị rối loạn giả tượng bao gồm:

  • Chấn thương lúc nhỏ gồm cả về tình cảm, bạo lực hay bị lạm dụng tình dục
  • Có bệnh nặng lúc nhỏ
  • Trải qua sự mất mát người thân hay bị người thân bỏ rơi
  • Mắc bệnh nặng gây tự ti, mặc cảm lúc nhỏ
  • Sự nhận thức kém hay tự cao của bản thân
  • Có các bệnh rối loạn nhân cách khác
  • Mắc bệnh trầm cảm
  • Khát vọng được tham vấn với bác sĩ hay tại các cơ sở y tế
  • Làm việc trong lĩnh vực y tế

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng của rối loạn giả tượng liên quan đến việc bắt chước hay tự tạo ra bệnh và chấn thương, cường điệu hóa các triệu chứng, tỏ vẻ yếu ớt để đánh lừa người khác. Người bệnh thường rất giỏi trong việc giả tạo bệnh nên thường rất khó để có thể xác định các triệu chứng này là do có bệnh thật sự hay do bệnh tâm lí nặng gây ra. Họ cứ tiếp tục giả bệnh mặc dù không có lợi ích gì hay khi đã có bằng chứng vạch trần lời nói dối của họ.

Các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn giả tượng bao gồm:

  • Có sự hiểu biết rõ về các bệnh lí y khoa
  • Các triệu chứng thường không rõ và chỉ thoáng qua
  • Bệnh trầm trọng hơn mà không có lý do rõ ràng
  • Bệnh không đáp ứng sự mong đợi từ các phương pháp điều trị chuẩn
  • Người bệnh tự tìm đến các bác sĩ hay đi đến bệnh viện để điều trị nhưng có thể lại sử dụng tên giả mạo
  • Không muốn bác sĩ nói chuyện trực tiếp với người thân
  • Thường muốn ở lại trong bệnh viện
  • Sự khao khát được kiểm tra thăm khám, làm các xét nghiệm hay phẫu thuật
  • Có nhiều vết sẹo mổ
  • Ít có người thân đến thăm khi nhập viện
  • Hay bàn bạc với các bác sĩ hay nhân viên y tế về bệnh tình của họ

Lưu ý về bệnh lí rồi loạn giả bệnh từ Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH RỐI LOẠN GIẢ BỆNH

Cách tiếp cận không phê phán bệnh nhân

Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, việc buộc tội trực tiếp với người bị rối loạn giả tượng thường làm họ giận dữ và phản kháng dữ dội, có thể khiến họ muốn lập tức từ chối bác sĩ và đi đến nơi khác điều trị. Do đó, bác sĩ hãy cố gắng tránh làm người bệnh thấy bẽ mặt, xấu hổ khi bị phát hiện giả bệnh.

Bác sĩ sẽ cố gắng hướng người bệnh đi đến với hướng điều trị đúng đắn, cả bác sĩ và bệnh nhân đều đồng ý tái thiết lập những hành vi có lợi cho sức khỏe, không để bệnh nhân tiếp tục giả bệnh và điều trị đúng cách.

Những phương pháp điều trị

Điều trị thường tập trung vào việc xoay sở với tình hình thực tế hơn là điều trị các triệu chứng giả tạo, bao gồm:

  • Có 1 bác sĩ chăm sóc chính: người bệnh chỉ nên đến khám duy nhất với 1 bác sĩ, là người có thể đáp ứng nhu cầu và điều trị cần thiết khi người bệnh cần, và sẽ giảm được số lần đi đến những trung tâm y tế khác không cần thiết.
  • Liệu pháp tâm lí: bằng cách tâm sự sẽ giúp giải tỏa stress và có thể cải thiện những kĩ năng khác, và tốt hơn hết nên có thêm sự hỗ trợ từ phía gia đình và bạn bè của bệnh nhân.
  • Dùng thuốc: một số thuốc có thể dùng để điều trị những bệnh tâm lí kèm theo như trầm cảm hay lo lắng
  • Nhập viện: trong một số trường hợp nặng, nên để bệnh nhân nhập viện trong một thời gian ngắn, điều này sẽ cần thiết cho việc điều trị cũng như an toàn của bệnh nhân.

Trên đây là một số lưu ý về bệnh lí rồi loạn giả bệnh từ Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop