Ung thư ruột non là bệnh xảy ra tại đoạn ruột nằm giữa dạ dày và ruột già. Ung thư ruột non có nhiều loại và việc điều trị cũng phụ thuộc vào từng loại ung thư theo quy định.
Bệnh ung thư ruột non
Bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau đây để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ nhưng lưu ý với bệnh ung thư ruột non!
BỆNH UNG THƯ RUỘT NON
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, ung thư ruột non là một loại ung thư xảy ra tại ruột non. Đây là đoạn ruột nằm ở giữa dạ dày và ruột già. Ruột non có chiều dài khoảng 6 mét, được chia làm 3 đoạn: tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Chức năng chính của ruột non là tiêu hóa và hấp thu vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng.
Phân loại ung thư ruột non:
- Ung thư biểu mô tuyến: là loại ung thư ruột non thường gặp nhất, xuất phát từ các tế bào biểu mô ruột, thường phát triển ở tá tràng.
- U thần kinh nội tiết: Một loại ung thư xuất phát từ các tế bào sản xuất hoocmon, thường nằm ở ruột thừa hay hồi tràng.
- Lymphoma: thường được phát hiện ở hỗng tràng.
- Sarcoma( u ác tính xuất phát từ tế bào trung mô hay mô liên kết): thường ở hồi tràng hay bất kỳ nơi nào khác trên ruột non.
Ung thư ruột non gây ra những triệu chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh, khi sức khỏe người bệnh suy yếu sẽ dễ mắc phải những căn bệnh khác. Bệnh ung thư ruột non nếu không được điều trị sớm có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa mạng sống của bệnh nhân khi khối u di căn.
Nguyên nhân gây bệnh
Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ung thư ruột non, nhưng yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư ruột non như:
- Bệnh đa polyp gia đình: 1 bệnh di truyền tạo nên những khối polyp phát triển trên bề mặt niêm mạc ruột. Hội chứng Gardner là một phân nhóm nhỏ của bệnh đa polyp gia đình.
- Hội chứng Peutz Jeghers: một dạng rối loạn di truyền nhiễm sắc thể điển hình, đặc trưng bởi sự phát triển của các polyp ở đường tiêu hóa, các tế bào mỡ trên môi và niêm mạc miệng.
- Bệnh Celiac: có thể tăng nhẹ nguy cơ phát triển thành lymphoma hay ung thư biểu mô tuyến ở ruột non.
- Lối sống: chế độ ăn nhiều thịt, giàu chất béo có thể ảnh hưởng đến nguy cơ gây ung thư ruột non.
- Hút thuốc lá, uống rượu bia cũng có nguy cơ gây ung thư ruột non.
Triệu chứng thường gặp của bệnh
Triệu chứng bệnh ung thư ruột non phụ thuộc vào vị trí, kích thước, và mức độ ảnh hưởng của khối u lên các cơ quan hay mô xung quanh. Triệu chứng của ung thư ruột non có thể giống với những bệnh khác. Đôi khi bạn phớt lờ chúng vì có lẽ bạn không biết rằng các triệu chứng đang báo hiệu với bạn là cơ quan nào đó trong cơ thể đang bị rối loạn nên không đi khám. Một số triệu chứng bao gồm:
- Đau bụng
- Giảm cân không mong muốn
- Cảm thấy buồn nôn hoặc bị ốm
- Tiêu chảy
- Xuất huyết (vài trường hợp)
- Tắc ruột
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ RUỘT NON
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Các phương pháp chẩn đoán bệnh có thể bao gồm:
- Chụp x-quang đường tiêu hóa trên có cản quang với barium: chụp sau khi bạn uống một dung dịch đặc biệt và theo dõi quá trình lưu thông của nó qua ruột.
- CT scan hay X-quang: cũng có thể được chụp để xem liệu đây có phải là ung thư lan ra từ ruột non.
- Nội soi bằng viên nang: sử dụng một viên nang nhỏ chứa một camera và đèn bằng cách nuốt. Phương pháp này giúp chụp hình ruột từ bên trong.
Phương pháp điều trị bệnh
Phẫu thuật cắt bỏ khối u và một phần mô xung quanh khối u, đôi khi phải cắt bỏ một vài tạng quanh khối u ( ví dụ: Tụy)
Ngoài ra, còn có xạ trị, hóa trị, liệu pháp sinh học.
Cơ hội sống sót của bệnh nhân sẽ cao hơn nếu ung thư được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Khả năng sống thường tốt hơn nếu ung thư được giới hạn ở lớp niêm mạc ruột non và chưa xuất hiện hạch bạch huyết.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược trình độ chuyên sâu
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH UNG THƯ RUỘT NON
Theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn, không có biện pháp chắc chắn phòng tránh được ung thư nhưng có một vài điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh đó là:
- Không hút thuốc lá cũng như bỏ thuốc lá nếu bạn đang hút.
- Xác định các nhóm có nguy cơ và thực hiện các chương trình sàng lọc.
- Những người có người thân trong gia đình bị các hội chứng về polyp ( Hội chứng Peutz Jeghers, Hội chứng Gardner) có thể hưởng lợi từ việc kiểm tra thường xuyên bằng chụp x-quang đường tiêu hóa trên có cản quang với barium.
- Những người bị bệnh Celiac thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc lymphoma và cả ung thư biểu mô tuyến ở ruột non. Họ cần duy trì chế độ ăn uống không chứa gluten.
Những người mắc bệnh Celiac mà bị giảm cân, tiêu chảy hay đau bụng thì cần được tư vấn y tế ngay lập tức. Có thể chụp CT scan bụng và chụp x-quang đường tiêu hóa trên có cản quang với barium để loại trừ ung thư.