Lưu ý về bệnh viêm dạ dày ruột từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Lưu ý về bệnh viêm dạ dày ruột từ B.s Trường Dược Sài GònViêm dạ dày ruột là bệnh về đường tiêu hóa phổ biến, tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị sai cách thì những hệ lụy nghiêm trọng rất dễ phát sinh

Viêm dạ dày ruột là bệnh về đường tiêu hóa phổ biến, tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị sai cách thì những hệ lụy nghiêm trọng rất dễ phát sinh

Lưu ý về bệnh viêm da dày ruột từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Bệnh viêm da dày ruột

Bài viết sau đây là những chia sẻ về bệnh viêm da dày ruột từ bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn!

THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH VIÊM DẠ DÀY RUỘT

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, viêm dạ dày ruột là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở đường tiêu hóa do các tác nhân như vi khuẩn, virus gây nên. Bệnh thường gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Bệnh viêm dạ dày ruột nếu được phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời thì có thể đượcc hữa khỏi trong khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh do virus gây ra thì đến nay vẫn chưa có biệp pháp điều trị chuyên biệt.

Nguyên nhân gây bệnh

Nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng hay virus được các chuyên gia cho rằng nó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng phát của bệnh viêm dạ dày ruột.

  • Nhiễm virus: Norovirus (thường lây lan qua đường ăn uống hay tiếp xúc với đối tượng đang bị nhiễm), Rotavirus (thường gặp nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chúng thường lây lan nhanh và có thể bùng phát các ổ dịch.)
  • Nhiễm vi khuẩn: Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến gây bệnh viêm dạ dày ruột, đó là E.Coli và Salmonella. Trong đó vi khuẩn Salmonella thường gặp ở các loại bò sát, gia cầm hay trứng.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Theo các Bác sĩ chuyên khoa, mặc dù không phổ biến nhưng một số loại ký sinh trùng cũng có thể là tác nhân gây bệnh. Thường gặp nhất phải kể đến là Giardia lamblia, chiếm gần 10% trong tổng số những nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày ruột.

Bên cạnh đó, một số yếu tố được cho là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như kháng sinh hay chống viêm non-steroid hay thuốc kháng acid có chứa magie thường rất dễ gây ra các phản ứng không tốt ở đường tiêu hóa.
  • Các bệnh về tiêu hóa khác: Điển hình như bệnh Corhn, viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh celiac, hội chứng ruột kích thích
  • Dị ứng thực phẩm: Việc không dung nạp đường sữa hay chất làm ngọt nhân tạo hoặc phản ứng với các thực phẩm dễ gây kích ứng cũng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa và phát sinh triệu chứng của bệnh.

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm:

  • Tiêu chảy kèm theo nôn ói. Trong một số trường hợp nếu nhiễm trùng thì phân có thể dính dịch nhầy hay máu.
  • Thường xuyên bị đau bụng.
  • Đau đầu, đau cơ hay sốt.

Tình trạng tiêu chảy và nôn ói kéo dài sẽ khiến cho cơ thể bị mất nước. khi đó, người bệnh sẽ thường gặp phải một số triệu chứng như:

  • Chóng mặt, mệt mỏi
  • Đau đầu, đau cơ
  • Đi tiểu ít
  • Khô miệng lưỡi

Trường hợp mất nước nặng có thể gây ra các triệu chứng như: tim đạp nhanh, lẫn lộn, đi tiểu rất ít, hôn mê… Đây là tình trạng cấp cứu cần nhận được chăm sóc y tế kịp thời. Tình trạng mất nước khi bị viêm dạ dày ruột thường xuất hiện ở người lớn tuổi, phụ nữ mang thai hay khi bị tiêu chảy nặng.

Lưu ý về bệnh viêm da dày ruột từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM DẠ DÀY RUỘT

Bổ sung nước: Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu mà người bệnh cần lưu tâm khi bị bệnh viêm dạ dày ruột. Bởi triệu chứng điển hình nhất của bệnh viêm dạ dày ruột là tiêu chảy kèm nôn ói, khiến cơ thể mất nước rất nhanh. Nếu không kịp thời bổ sung nước, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng. Tốt nhất sau mỗi lần bị tiêu chảy, người bệnh nên bổ sung cho cơ thể ít nhất 200ml nước. Trường hợp bị nôn ói thì 5 – 10 phút sau nên bổ sung nước ngay nhưng chú ý uống với tốc độ chậm rãi.

Điều chỉnh chế độ ăn uống: Khi đang bị viêm dạ dày ruột thì đồng nghĩa với việc đường tiêu hóa của bạn đang bị tổn thương. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống được cho là có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện triệu chứng và hàn gắn tổn thương. Lúc này bạn nên tạm ngưng các loại thức ăn rắn và thay vào đó là ăn các thực phẩm dễ tiêu như cháo, súp, cơm nhão, bánh mỳ nướng… Tránh các thực phẩm như chất béo, sữa, cafeine ra khỏi khẩu phần ăn để tránh gây kích thích niêm mạc đường ruột đang bị tổn thương. Nên chia nhỏ bữa ăn cũng như lượng thức ăn trong các bữa nhằm giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, bổ sung một số chế phẩm sữa lên men để giúp tổn thương ở đường ruột được phục hồi nhanh chóng hơn.

Sử dụng thuốc: Theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc phù hợp giúp khắc phục triệu chứng và hỗ trợ cải thiện bệnh. Khi xuất hiện các biểu hiện nôn ói, tiêu chảy hay nhiễm khuẩn nặng thì các thuốc chống nôn, thuốc kháng sinh hay thuốc chống động kinh có thể sẽ được dùng.

Tuy nhiên, tất cả các thuốc này đều tiềm ẩn nguy cơ gây ra rất nhiều tác dụng phụ. Nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi điều trị với bất cứ loại thuốc nào. Đặc biệt tuyệt đối không tự ý mua các thuốc giảm đau hay kháng viêm về dùng để khắc phục triệu chứng của bệnh.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop