Những lưu ý về bệnh viêm mô tế bào

Những lưu ý về bệnh viêm mô tế bàoViêm mô tế bào là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến và nguy hiểm. Viêm mô tế bào có thể chỉ ảnh hưởng đến bề mặt da hoặc cũng có thể ảnh hưởng đến các mô nằm dưới da, lan đến các hạch lympho và máu.

Viêm mô tế bào là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến và nguy hiểm. Viêm mô tế bào có thể chỉ ảnh hưởng đến bề mặt da hoặc cũng có thể ảnh hưởng đến các mô nằm dưới da, lan đến các hạch lympho và máu.

Những lưu ý về bệnh viêm mô tế bào

Viêm mô tế bào (tên tiếng Anh là Cellulitis) là một bệnh nhiễm trùng da phổ biến do vi khuẩn và có khả năng trở nên nghiêm trọng. Biểu hiện cơ bản của bệnh viêm mô tế bào là một vùng da bị sưng, đỏ, có cảm giác nóng và đau. Nó có thể lan nhanh đến những vùng khác của cơ thể. Viêm mô tế bào thường không lây từ người này sang người khác.

Mặc dù viêm mô tế bào có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên mặt và toàn thân nhưng thường gặp nhất là ở vùng da dưới bàn chân.

Nếu không được chữa trị, tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng có thể nhanh chóng đe dọa tính mạng người bệnh. Điều quan trọng là phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu các triệu chứng của viêm mô tế bào xảy ra.

Nguyên nhân gây bệnh viêm mô tế bào

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết viêm mô tế bào xảy ra khi vi khuẩn, thường gặp nhất là Streptococcus và Staphylococcus, xâm nhập thông qua một vết hở trên da của bạn. Tỷ lệ nhiễm một loại tụ cầu khuẩn nghiêm trọng hơn được gọi là Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) đang gia tăng.

Mặc dù viêm mô tế bào có thể xuất hiện ở bất kì đâu trên cơ thể, nhưng vị trí phổ biến nhất là ở vùng da dưới chân. Vi khuẩn có thể xâm nhập qua vùng da bị thương, chẳng hạn như vùng da mới được phẫu thuật, bị cắt, bị đâm, loét, chỗ da chân bị nấm hoặc viêm da.

Một số vết cắn côn trùng hoặc nhện có thể truyền vi khuẩn gây nhiễm trùng. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua vùng da khô, bị bong hoặc vùng da bị sưng.

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm mô tế bào thường xảy ra ở một bên cơ thể, có thể có là: vùng da bị đỏ có xu hướng lan rộng; sưng, chạm vào thấy đau; đau; ấm, sốt, chấm đỏ; rộp da; nếp lõm da

Phương pháp điều trị bệnh viêm mô tế bào

Điều trị viêm mô tế bào thường bao gồm uống thuốc kháng sinh theo toa. Trong vòng ba ngày kể từ khi bắt đầu dùng kháng sinh, hãy cho bác sĩ biết tình trạng nhiễm trùng có đáp ứng với điều trị hay không. Bạn cần uống kháng sinh do bác sĩ chỉ định, thường từ 5 đến 10 ngày nhưng cũng có thể đến 14 ngày.

Trong hầu hết các trường hợp, các dấu hiệu và triệu chứng của viêm mô tế bào biến mất sau vài ngày. Bạn có thể cần phải nhập viện và điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch nếu:

  • Các triệu chứng và dấu hiệu không đáp ứng với kháng sinh đường uống.
  • Các dấu hiệu và triệu chứng rầm rộ.
  • Sốt cao.

Thông thường, bác sĩ kê một loại thuốc có tác dụng chống lại cả liên cầu và tụ cầu khuẩn. Điều quan trọng là bạn phải uống theo chỉ dẫn và hoàn tất đầy đủ đơn thuốc, ngay cả khi bạn đã thấy tốt hơn.

Những lưu ý về bệnh viêm mô tế bào

Giải pháp phòng chống bệnh viêm mô tế bào

Cũng theo bác sĩ  Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, nếu bạn bị tái phát viêm mô tế bào, bác sĩ của bạn có thể đề nghị sử dụng kháng sinh dự phòng. Để giúp ngăn ngừa viêm mô tế bào và các bệnh nhiễm trùng khác, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa này khi bạn có một vết thương trên da:

  • Rửa vết thương hàng ngày bằng xà phòng và nước: Làm điều này nhẹ nhàng như một phần của việc tắm rửa bình thường.
  • Bôi kem hoặc thuốc mỡ bảo vệ: Đối với hầu hết các vết thương trên bề mặt, thuốc mỡ kháng sinh không cần theo toa bác sĩ (như Neosporin, Polysporin, các loại thuốc khác) cũng có thể bảo vệ tốt.
  • Che vết thương bằng băng y tế: Thay băng ít nhất một lần mỗi ngày.
  • Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng: Đỏ, đau và sự mất đi các dấu hiệu có thể nhiễm trùng và nhu cầu đánh giá y tế.

Những người bị tiểu đường và những người có tuần hoàn máu lưu thông kém cần phải có biện pháp phòng ngừa đặc biệt để ngăn ngừa thương tích da. Các biện pháp chăm sóc da tốt bao gồm:

  • Kiểm tra chân hàng ngày: Thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu chấn thương ở chân bạn để có thể phát hiện nhiễm trùng sớm.
  • Làm ẩm da của bạn thường xuyên: Bôi trơn làn da sẽ giúp ngăn ngừa nứt và lột da.
  • Cắt móng tay và móng chân cẩn thận: Cẩn thận không làm tổn thương vùng da xung quanh.
  • Bảo vệ bàn tay và bàn chân của bạn: Mang giày và găng tay thích hợp.

Nhanh chóng điều trị nhiễm trùng trên bề mặt da, chẳng hạn như khi bị nhiễm nấm kiểu bàn chân của vận động viên. Nhiễm trùng da bề mặt có thể lây lan dễ dàng từ người này sang người khác. Đừng chờ đợi để bắt đầu điều trị.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop