Những thông tin về hội chứng Apallic từ Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn

Những thông tin về hội chứng Apallic từ Bác sĩ Trường Dược Sài GònHội chứng Apallic là một bệnh lý của hệ thần kinh, gây nên tình trạng rối loạn nhận thức mà trong đó người bệnh trong tình trạng chỉ nhận thức được một phần chứ không hoàn toàn ý thức được về môi trường xung quanh

Hội chứng Apallic là một bệnh lý của hệ thần kinh, gây nên tình trạng rối loạn nhận thức mà trong đó người bệnh trong tình trạng chỉ nhận thức được một phần chứ không hoàn toàn ý thức được về môi trường xung quanh

Những thông tin về hội chứng Apallic từ Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn

Hội chứng Apallic

Chúng ta hãy cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về hội chứng Apallic qua bài viết sau!

THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ HỘI CHỨNG APALLIC

Nguyên nhân gây bệnh

Hội chứng Apallic xảy ra khi các thành phần của vỏ não mất kết nối với thân não (thân não bao gồm cầu não, não giữa và hành não chịu trách nhiệm chi phối hô hấp, tiêu hóa, nhịp tim và các dây thần kinh sọ).

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết các nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng Apallic bao gồm:

  • Tổn thương não do chấn thương.
  • Tổn thương não do các can thiệp phẫu thuật.
  • Tổn thương não do siêu vi như viêm màng não.
  • Đột quỵ hoặc thiếu máu cục bộ.
  • Cơ thể bị nhiễm độc nghiêm trọng.
  • Thiếu oxy não.

Triệu chứng thường gặp

Hội chứng Apallic được đặc trưng bởi các triệu chứng không liên kết, mất một phần nhận thức. Các dấu hiệu của hội chứng Apallic bao gồm:

  • Có thể mở mắt khi bị kích thích, tuy nhiên không nhìn được các đồ vật xung quanh.
  • Không phản ứng với tên gọi, tiếng nói, đụng chạm.
  • Không nói, không biểu lộ cảm xúc.
  • Không có cử động hay phản xạ.
  • Có phản ứng với cơn đau nhưng thường là phản ứng quá mức, được thể hiện qua sự co thắt cơ, co giật hoặc những chuyển động không phối hợp.
  • Có phản xạ nuốt, rối loạn cơ, co thắt cơ, co giật hoặc đau cơ.

Các giai đoạn bệnh

Hội chứng Apallic là một trong những giai đoạn hồi phục ý thức sau khi hôn mê. Các dấu hiệu đầu tiên của sự chuyển đổi trạng thái hôn mê thành hội chứng này là sự phản ứng với kích thích ánh sáng, có chu kỳ ngủ nghỉ nhưng xảy ra vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Bệnh nhân bắt đầu phản ứng với tiếng ồn, cố gắng tập trung vào bất cứ điều gì. Tuy nhiên, bệnh nhân không tiếp xúc.

Giai đoạn tiếp theo đặc trưng bởi sự phục hồi tiếp xúc với bệnh nhân. Họ cố gắng giao tiếp bằng cách gật đầu, nói những từ đơn giản, nhận ra người thân tuy nhiên vẫn không có cử động chân tay.

Trong giai đoạn phục hồi, có thể có sự phục hồi từ từ và chậm dần các chức năng thần kinh.

ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ MẮC HỘI CHỨNG APALLIC

Các yếu tố nguy cơ không phải là nguyên nhân gây ra hội chứng nhưng có thể đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của bệnh.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến hội chứng Apallic bao gồm người cao tuổi, người đang ở giai đoạn tuổi dậy thì, chấn thương đầu, ngộ độc nặng, nhiễm trùng nặng, tình trạng thiếu oxy máu trầm trọng, rối loạn các chất điện giải trong não.

Những thông tin về hội chứng Apallic từ Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG APALLIC.

Chẩn đoán bệnh

Theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, để chẩn đoán bệnh cần thực hiện khám lâm sàng và tiến hành các xét nghiệm,bao gồm:

Xét nghiệm thường quy như tổng phân tích tế bào máu, tổng phân tích nước tiểu, sinh hóa máu: chức năng gan thận, đường huyết, …

Xét nghiệm chuyên biệt như siêu âm tim, siêu âm bụng, điện tâm đồ phát hiện tình trạng thiếu máu cục bộ trong cơ tim, điện não đồ đánh giá chức năng của não.

Chẩn đoán phân biệt:

  • Hôn mê: Mất ý thức sâu, rối loạn chu kỳ ngủ nghỉ.
  • Chứng sa sút trí tuệ: Không có sự mất chức năng vỏ não nhưng có sự suy giảm dần dần trong hoạt động tinh thần hoặc chấm dứt các chức năng tinh thần nhất định.

Điều trị bệnh

Hội chứng Apallic là một tình trạng cấp cứu do đó người bệnh cần được điều trị toàn diện với sự giám sát và chăm sóc y tế liên tục. Bác sĩ chỉ định ổn định chức năng hô hấp, tim mạch và thực hiện các biện pháp cần thiết để hỗ trợ.

Điều trị nội khoa bằng cách sử dụng thuốc, cung cấp thêm dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa.

Điều trị ngoại khoa chỉ định cho trường hợp chấn thương đầu cổ gây ra hội chứng Apallic, có khối máu tụ ở màng não.

Các trường hợp khác không cần điều trị bằng phẫu thuật.

Phẫu thuật được thực hiện bởi bác sĩ ngoại khoa hoặc bác sĩ phẫu thuật thần kinh tùy thuộc vào vấn đề được tìm thấy.

Điều trị liệu pháp vật lý trị liệu có thể phù hợp ở giai đoạn phục hồi tiếp xúc với người bệnh. Mục tiêu của liệu pháp vật lý trị liệu trong hội chứng Apallic là giúp quá trình ổn định và hồi phục bệnh, ngăn ngừa chứng teo và thoái hóa não.

Điều trị thay thế bằng dinh dưỡng, một vài loại thực phẩm có thể hữu ích ở giai đoạn phục hồi và bắt đầu có tiếp xúc với bệnh nhân, bao gồm trái cây họ berries như quả việt quất, quả nam việt quất, quả mâm xôi, dùng kết hợp với mật ong sẽ giúp cải thiện chức năng của gan và hệ tiết niệu. Táo chứa nhiều vitamin, pectin và các nguyên tố vi lượng giúp hỗ trợ điều trị thiếu máu, đẩy nhanh việc loại bỏ các chất độc hại và giúp tái tạo mô.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop