Sai lầm khi giải độc rượu bằng nước chanh

Sai lầm khi giải độc rượu bằng nước chanh

Sử dụng nước chanh để giải rượu như một thói quen

Rượu là một chất kích thích được con người sử dụng làm đồ uống từ xa xưa, xử dụng quá nhiều khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất kiểm soát mà chúng ta vẫn gọi là say rượu. Say rượu là trạng thái mắc phải của cơ thể khi sử dụng quá nhiều rượu, về bản chất nó là một dạng phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm độc rượu. Trạng thái, biểu hiện hay mức độ phản ứng khi ngộ độc rượu đối với mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thời điểm sử dụng, đặc tính cơ thể. Biểu hiện này có thể là buồn ngủ, lờ đờ, chậm chạp, rối loạn chức năng vận động, có người thì nôn nhiều…. Nếu ngộ độc nặng cơ thể sẽ bị hạ đường huyết, rơi vào tình trạng hôn mê.

Sai lầm  khi giải độc rượu bằng nước chanh

Lâu nay, dân gian thường có thói quen dùng nước chanh để giúp cơ thể giải độc rượu với suy nghĩ rằng nước chanh có nhiều vị chua là những axit tự nhiên có thể trung hoà rượu nhanh hơn. Đúng là nước chanh chứa nhiều axit, nhưng lượng axit này cộng với lượng rượu đã uống lại cùng nhau công kích khiến dạ dày bị tổn thương, biểu hiện là nôn nhiều hơn.

Cùng với quan điểm nước chanh, nhiều người cho rằng nôn rất tốt cho người say, vì nôn là phản ứng của cơ thể để đẩy bớt chất độc ra ngoài. Nhưng điều này chỉ đúng khi người đó còn tỉnh táo, nếu không sẽ rất nguy hiểm. Nếu cố tình gây nôn khi người không tỉnh táo, người say rượu dễ sặc, thức ăn hoặc đồ uống vào phổi có thể gây viêm phổi, sặc, dẫn đến nguy cơ khó thở, ngạt thở.

Lời khuyên bác sĩ

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn , khi người thân bị say rượu, chúng ta cần để ý theo dõi. Nếu bệnh nhân vẫn tỉnh và nhận biết được thì nên cho ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sử dụng các thực phẩm có đường, tinh bột như gạo, ngô, khoai, sắn. Lưu ý, có thể uống nước đường, sữa, nước canh, nước mật ong... hoặc uống oresol để bù nước, điện giải.

Trong trường hợp bệnh nhân nói ú ớ, khong rõ từ, chậm phản xạ nghe gọi, chậm vận động như không thể ngồi được thì đặt nằm nghiêng một bên, lưu ý là nghiêng sang bên phải. Với tư thế nằm như thế sẽ giúp dạ dày không bị kích thích nôn ra ngoài. Trong trường hợp bệnh nhân có hiện tượng hô hấp yếu, thở đuối hay ngừng thở,  cơ thể tím tái, bàn chân bàn tay lạnh thì cần đưa đi cấp cứu ngay.

Sai lầm  khi giải độc rượu bằng nước chanh

Những điều cấm sau khi uống rượu bia

Không nên sử dụng đồ uống như chè, cà phê, đồ uống có gas.

Nếu sử dụng nhiều rượu sẽ dẫn đến tình trạng mất nước đối với cơ thể. Bởi vậy, không nên dùng nhiều cà phê vì cà phê khiến cho tình trạng thiếu nước trầm trọng hơn.

Không nên uống nước chè vì có thể làm tim quá hưng phấn, làm nặng gánh thêm cho thận trong khi thận đang phải làm việc hết công suất để đào thải các chất độc hại từ rượu bia.

Người ngộ độc rượu không nên uống nước có gas vì nước có thể làm tăng tốc độ hấp thụ rượu của cơ thể,  hại cho gan, gây viêm dạ dày cấp tính.

Sử dụng các loại thuốc điều điều trị các bệnh lý khác

Rượu thường gây ra phản ứng với các loại thuốc, sinh ra những chất không tốt cho cơ thể. Đặc biệt, nếu uống thuốc hạ sốt khi say rượu sẽ sinh ra những chất độc hại gây viêm gan hoặc tổn thương gan vĩnh viễn.

Tắm

Sau khi uống rượu, bạn không nên tắm dù là nước nóng hay nước lạnh. Tắm nước lành không làm tỉnh rượu mà còn khiến gan không kịp bổ sung đường glucose tiêu hao vào máu. Sự kích thích của nước lạnh có thể khiến mạch máu co rút, dễ dẫn đến cảm lạnh, thậm chí vỡ mạch máu.

Nếu tắm bằng nước nóng hoặc tắm hơi, cơ thể sẽ tích tụ một lượng nhiệt lớn không thể thoát ra ngoài, tăng thêm cảm giác say rượu, dễ dẫn tới nôn mửa hoặc ngất xỉu.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop