Bệnh cước là một bệnh phổ biến vào mùa lạnh, không chỉ khiến người bệnh đau đớn, mà còn khiến bạn ngứa vô cùng, làm cho cuộc sống và công việc của người bệnh chịu ảnh hưởng lớn.
Bệnh cước
Cùng các Bác sĩ – Giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu chi tiết về bệnh để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.
CÁCH CHỮA BỆNH CƯỚC CHÂN TAY THEO DÂN GIAN?
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, về mùa lạnh một số người thường hay bị các triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy ở các ngón chân gây đau nhức và khó chịu. Triệu chứng này dân gian gọi là bệnh cước, còn theo y học hiện đại thì đây chính là một hiện tượng dị ứng thời tiết tại chỗ.
Cước chân là tình trạng xuất hiện nhiều đám da phù nề có màu đỏ sẫm, đôi khi còn xuất hiện mụn nước, xuất huyết ở các ngón chân, ngón tay, và có thể còn thấy những biểu hiện này ở mũi hay tai của người bệnh. Những mụn nước này nếu để lâu rất dễ dẫn đến nhiễm trùng gây lở loét.
Bệnh cước chân không phải là bệnh lý nguy hiểm, cũng không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, những triệu chứng của nó khiên người bệnh vô cùng khó chịu. Chính vì thế, người bệnh cần sớm tìm ra các cách chữa bệnh cước chân tay nhanh nhất, để sớm thoát khỏi căn bệnh này.
Một số cách chữa bệnh cước chân tay bằng thuốc dân gian:
- Dùng rượu anh đào (loại nhẹ) để xoa nhẹ vào những chỗ cước chân, bệnh sẽ thuyên giảm dần dân. Nếu không may bị nhiễm lạnh thì bạn cần sưởi ấm ngay.
- Cách chữa bệnh cước chân tay bằng nước lá lốt đun sôi (nên cho thêm một chút muối) để ngâm chân trong khoảng 1 tuần, bệnh cước chân sẽ giảm dần và khỏi hẳn.
CÁCH CHỮA BỆNH CƯỚC CHÂN TAY BẰNG ĐÔNG Y?
Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn, nguyên nhân bị cước là do khí độc xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Các khí độc này có thể là khí lạnh và ẩm ướt. Những người sống ở vùng ẩm ướt, hay phải tiếp xúc với nước, nằm ngồi, ngủ dưới đất lâu ngày rất dễ bị bệnh. Bệnh gây ngứa, sưng, đau ngón chân, ngón tay, các khớp chân, đầu gối.
Người bệnh hãy áp dụng những bài thuốc chữa bệnh cước bằng đông y dưới đây:
Bài thuốc 1
- Chuẩn bị: Cành kinh giới, cành tía tô, thiên niên kiện, vỏ quýt, cỏ xước, rễ cây xấu hổ mỗi loại 10g; thổ phục linh, ý dĩ sống mỗi loại 20 g, dây đau xương, vỏ vối rừng, kê huyết đằng mỗi loại 15g, 2 củ hành khô.
- Cách làm: bạn cho tất cả nguyên liệu vào sắc thành nước uống.
- Liều dùng: 2 ngày uống 1 thang, 1 thang sắc lại 2-3 lần.
Bài thuốc 2
- Chuẩn bị: Bạch chỉ, quế chi, ma hoàng, thiên niên kiện, trần bì, hậu phác mỗi loại 8g; dây gắm, kê huyết đằng, phòng kỷ, ngũ gia bì mỗi loại 12g; 2g hành khô, gừng tươi 5g, thổ phục linh 15g; cam thảo đất, u chặc chìu mỗi loại 10 g.
- Cách làm: cho tất cả nguyên liệu trên vào sắc uống
- Liều dùng: 2 ngày uống 1 thang, 1 thang sử dụng 2-3 lần.
Bài thuốc 3
- Chuẩn bị: 3 lát gừng tươi; kê huyết đằng, u chặc chỉu, hạt tía tô, quế chi, thiên niên kiệu mỗi loại 8g; nam hoàng bá, rễ cỏ xước mỗi loại 10g; thổ phục linh 20g; hạt cay, phòng kỷ mỗi loại 6g.
- Cách làm: Tất cả các nguyên liệu trên bạn cho vào ấm đất sắc 3 bát lấy 1 bát nước chắt ra đem uống.
- Liều dùng: bạn uống 2 ngày 1 thang, bạn sử dụng 3-5 tháng sẽ khỏi bệnh.
Bài thuốc 4
- Nguyên liệu: quế chi 60g, 1 lít nước
- Cách làm: bạn cho 2 nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm đất, đun nhỏ lửa, sau khi sôi khoảng 10 phút thì đổ ra chậu. Ngâm chân tay vào nước này và xoa bóp nhẹ nhàng
- Liều dùng: bạn làm ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, ngâm mỗi lần 15 phút.
Bài thuốc 5
- Nếu khu vực phát cước bị loét bạn lấy nhục quế 12g, đinh hương 6g, ngũ linh chi 6g, nghiền tất cả nguyên liệu trên thành bột, đắp vào chỗ bị cước, ngày 1-2 lần.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y học cổ truyền
CẦN LƯU Ý GÌ KHI THỰC HIỆN CÁCH CHỮA BỆNH CƯỚC CHÂN TAY?
Các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyến cáo, khi người bệnh bị cước chân cần phải chú ý làm theo những nguyên tắc sau:
- Khi bị cước, người bệnh chỉ được xoa nhẹ nhàng, không nên gãi mạnh để tránh lở loét trên bề mặt da gây nhiễm trùng
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh (đi găng tay, tất chân, mặc đủ ấm,…)
- Nên hạn chế mặc các chất liệu dễ gây kích ứng da như dạ, len… và không nên mặc quần áo quá chật vì sẽ gây kích thích, cọ xát tại chỗ. Bạn nên chú ý đi bảo hộ (ủng chân, găng tay) để giữ ấm tay, chân mỗi khi làm việc ngoài trời, nhất là trong mùa lạnh.
- Tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa cũng là cách chữa cước chân nhanh nhất.
- Mỗi khi rửa bát, giặt giũ, lau nhà bạn nên đeo găng tay chuyên dụng, tránh để tay tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất này. Đối với những người đang bị bệnh cước chân, khi tắm gội, tốt nhất nên dùng các sản phẩm đã được bác sĩ kê đơn. Đồng thời có thể bôi các loại kem giữ ẩm để giúp làm mềm da và dịu cơn ngứa rát.
- Tắm rửa bằng nước ấm mỗi khi trời lạnh để giúp cân bằng nhiệt độ và tăng tuần hoàn cho da là cách chữa bệnh cước chân hiệu quả mà bạn nên áp dụng.
- Nên đi dép ấm trong nhà, khi ra ngoài trời lạnh nên đi giầy kín ấm. Tránh để chân tiếp xúc với không khí, bị lạnh dễ bị bệnh cước.
- Luyện tập thể dục thể thao điều độ để tăng cường quá trình lưu thông máu trong cơ thể, hỗ trợ cách chữa cước chân rất tốt.
Hằng ngày trước khi đi ngủ, bạn hãy ngâm chân vào nước nóng ấm pha với chút muối loãng khoảng 15-30 phút (bạn cũng có thể hòa nước với gừng tươi giã nhỏ rồi ngâm) nhằm giúp máu lưu thông. Sau đó lau khô và đi tất cho ấm chân để giữ ấm trong khi đi ngủ.