Tìm hiểu bệnh rối loạn dạng cơ thể từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Tìm hiểu bệnh rối loạn dạng cơ thể từ B.s Trường Dược Sài GònBệnh rối loạn dạng cơ thể là một nhóm bệnh lý có đặc tính chung như rối loạn tâm thần bắt nguồn từ những yếu tố tâm lý, cảm xúc và thể hiện bằng các triệu chứng cơ thể.

Bệnh rối loạn dạng cơ thể là một nhóm bệnh lý có đặc tính chung như rối loạn tâm thần bắt nguồn từ những yếu tố tâm lý, cảm xúc và thể hiện bằng các triệu chứng cơ thể.

Tìm hiểu bệnh rối loạn dạng cơ thể từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Bệnh rối loạn dạng cơ thể 

Bài viết sau đây là những chia sẻ về bệnh rối loạn dạng cơ thể từ các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn!

BỆNH RỐI LOẠN DẠNG CƠ THỂ

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, rối loạn dạng cơ thể hay còn được gọi là rối loạn chuyển dạng (có tên tiếng Anh Somatization Disorder), là các rối loạn thể hiện bằng các triệu chứng thể chất của cơ thể con người và bắt nguồn từ yếu tố tâm lý, nhất là cảm xúc và tình cảm. Người bệnh thường có những yêu cầu được khám chữa bệnh dai dẳng mặc dù các kết luận y khoa đều âm tính và không phát hiện bất kỳ tổn thương thực thể nào. Đây là một nhóm bệnh lý có đặc tính chung là các rối loạn tâm thần, được thể hiện bằng các triệu chứng cơ thể.

Phụ nữ dễ mắc bệnh rối loạn dạng cơ thể cao gấp 5 lần nam giới. Bệnh thường khởi phát trước 30 tuổi. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là nam giới không mắc căn bệnh này mà thực tế nhiều người đàn ông vẫn thường hay than phiền rằng mình gặp các triệu chứng cơ thể ở nhiều hệ thống cơ quan chức năng (như tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu...).

Bệnh rối loạn dạng cơ thể cần phải được chữa trị. Gia đình nên đưa bệnh nhân đến gặp đúng bác sĩ tâm lý để điều trị căn bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh

Cần một sang chấn tâm lý để có thể gây ra bệnh rối loạn dạng cơ thể. Tuy nhiên, nguyên nhân sang chấn tâm lý nào tác động gây bệnh vẫn chưa được làm rõ. Có thể đó là những chấn động tâm thần quá lớn, đủ ảnh hưởng đến phần não và dây thần kinh điều khiển chức năng của cơ thể. Hậu quả là phần cơ thể đó sẽ biểu hiện các triệu chứng lâm sàng như tê liệt hoặc mất chức năng tạm thời.

Một số các yếu tố có thể làm tăng khả năng mắc bệnh rối loạn dạng cơ thể, đó là:

  • Căng thẳng quá mức;
  • Là nữ giới;
  • Mắc bệnh tâm thần như rối loạn cảm xúc, lo lắng, rối loạn phân ly hay một vài rối loạn nhân cách khác;
  • Mắc bệnh thần kinh gây ra các triệu chứng tương tự như động kinh;
  • Có thành viên gia đình mắc rối loạn chuyển dạng;
  • Có tiền sử bị xâm phạm về thể xác hay tình dục, bị bỏ rơi khi còn nhỏ.

Triệu chứng thường gặp của bệnh

Người mắc rối loạn dạng cơ thể luôn bận tâm, lo lắng và đau khổ vì các triệu chứng cơ thể của mình dù bác sĩ đã giải thích về nguyên nhân tâm lý của họ. Họ luôn cho rằng đây là một bệnh cơ thể thực thụ cần phải khám và điều trị cẩn thận. Vì vậy người bệnh thường xuyên đi khám và điều trị bằng thuốc cho dù điều đó gây ảnh hưởng đến hoạt động xã hội và nghề nghiệp của người bệnh trong nhiều năm. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Bệnh nhân có thể có cảm giác đau ở các vị trí khác nhau như: đau đầu, đau bụng, đau ngực, đau lưng, đau khớp...
  • Có một số rối loạn chức năng chẳng hạn như rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục,... Các rối loạn này thường kéo dài ít nhất 2 năm mà không có lời giải thích thỏa đáng nào về mặt cơ thể.
  • Thích khám bệnh và thay đổi bác sĩ.

Triệu chứng thể chất của bệnh rối loạn dạng cơ thể bao gồm:

  • Liệt cơ hoặc nhược cơ ở một bên;
  • Tê cứng;
  • Dáng đi kỳ quặc hoặc không đi được;
  • Mất cảm giác bộ phận nào đó;
  • Mất tiếng;
  • Mù một hoặc hai mắt;
  • Điếc một hoặc hai tai;
  • Ù tai;
  • Run và động kinh giả: đây là tình trạng co giật nhưng không gây ra bởi rối loạn xung điện não mà do sang chấn tâm lý.

Tìm hiểu bệnh rối loạn dạng cơ thể từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

TÁC HẠI CỦA BỆNH RỐI LOẠN DẠNG CƠ THỂ

Bệnh rối loạn dạng cơ thể khiến cho người bệnh khổ sở với ý nghĩ mình mắc bệnh. Họ có các triệu chứng cơ thể thực thụ, điều đó khiến cho người bệnh phải trải qua đau đớn, mệt mỏi. Người bệnh đi khám nhiều nơi mà không ra bệnh có thể cảm thấy tuyệt vọng với tình trạng sức khỏe của mình dẫn đến những hành vi tiêu cực.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể tự ý sử dụng thuốc hay điều trị để khắc phục căn bệnh mà họ nghĩ rằng mình đang mắc phải. Điều đó thực sự ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh và rất nguy hiểm.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH RỐI LOẠN DẠNG CƠ THỂ

Các rối loạn dạng cơ thể có các nguyên nhân tâm lí và nguyên nhân cơ thể gắn bó với nhau, bệnh cảnh lâm sàng rất phức tạp vì thế việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Đối với Mỗi một trường hợp cụ thể bác sĩ cần phải khám xét tỉ mỉ, có kế hoạch điều trị riêng biệt, phù hợp với các giai đoạn bệnh. Liệu pháp tâm lý được xem là liệu pháp điều trị chủ đạo. Cần sử dụng các liệu pháp tâm lí thích hợp với từng nhóm bệnh, từng người bệnh cụ thể nhằm thu được kết quả điều trị tốt nhất.

Ngoài ra để phòng chống bệnh, theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, liệu pháp tâm lý là phương pháp được ưu tiên trong việc phòng chống rối loạn dạng cơ thể. Các liệu pháp tâm lý như nhận thức, thư giãn, âm nhạc, các kỹ thuật thân chủ trọng tâm... thích hợp để giúp người bệnh giải tỏa.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop