Tìm hiểu bệnh teo cơ bàn tay từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Tìm hiểu bệnh teo cơ bàn tay từ B.s Trường Dược Sài GònTeo cơ bàn tay là tình trạng suy giảm khối lượng cơ hay do suy thoái một phần hay toàn bộ khối cơ ở tay. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng lớn tới chức năng của bàn tay.

Teo cơ bàn tay là tình trạng suy giảm khối lượng cơ hay do suy thoái một phần hay toàn bộ khối cơ ở tay. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng lớn tới chức năng của bàn tay.

Tìm hiểu bệnh teo cơ bàn tay từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Bệnh teo cơ bàn tay 

Cùng theo dõi bài viết sau đây để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn thông tin về bệnh teo cơ bàn tay!

THÔNG TIN VỀ BỆNH TEO CƠ BÀN TAY     

Teo cơ được định nghĩa là hiện tượng suy giảm khối lượng cơ, do suy thoái một phần hay toàn phần của một khối cơ nào đó và thường xảy ra khi bệnh nhân đang mắc phải một bệnh cảnh gây bất động một phần cơ thể, ví dụ như giới hạn vận động hoặc nằm viện quá lâu. Khi một khối cơ bị teo sẽ dẫn đến tình trạng suy yếu do sức cơ chủ yếu phụ thuộc và khối lượng cơ.

Teo cơ bàn tay không phải là dạng teo cơ thường gặp trên lâm sàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, các khối cơ ở bàn tay cũng có thể mắc phải tình trạng này, gây cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc nắm chặt tay và phối hợp các vận động.

Nguyên nhân gây bệnh

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, có hai loại teo cơ thường gặp: teo cơ do thiếu hoạt động cơ và teo cơ do nguyên nhân thần kinh.

Teo cơ do thiếu hoạt động là kết quả của quá trình lâu dài không hoạt động hoặc ít hoạt động khối cơ đó. Loại teo cơ này có thể được phục hồi thông qua luyện tập và thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Những nguyên nhân dẫn đến teo cơ do thiếu hoạt động gồm:

  • Tính chất công việc phải ngồi nhiều, hay do tình trạng bệnh lý khiến giới hạn vận động chi.
  • Phải nằm trên giường lâu dài.
  • Không cử động được các chi do đột quỵ hay các bệnh về não khác.

Teo cơ do nguyên nhân thần kinh là loại teo cơ nguy hiểm nhất. Là kết quả của sự tổn thương dây thần kinh hay do một bệnh lý có liên quan đến dây thần kinh chi phối cho nhóm cơ đó. Loại teo cơ này có xu hướng xuất hiện đột ngột hơn so với teo cơ do thiếu hoạt động.

Một số nguyên nhân gây teo cơ tay do nguyên nhân thần kinh bao gồm: tổn thương dây thần kinh gai cột sống t1; tổn thương rễ thần kinh; tổn thương đám rối thần kinh cánh tay; tổn thương thần kinh ngoại biên

Tổn thương dây thần kinh gai cột sống T1:

  • Bệnh thần kinh vận động
  • Chèn ép dây thần kinh gai cột sống
  • Bệnh rỗng cột sống
  • Giang mai
  • Viêm tủy xám do bệnh bại liệt

Tổn thương rễ thần kinh:

  • Thoái hóa cột sống cổ
  • U xơ thần kinh

Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay:

  • Tình trạng tồn tại xương sườn tại đốt sống cổ
  • Khối u ở đỉnh phổi
  • Chấn thương

Tổn thương thần kinh ngoại biên:

  • Viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh bại liệt thần kinh trụ
  • Bệnh bại liệt thần kinh giữa

Triệu chứng thường gặp

Bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh teo cơ bàn tay nếu:

  • Một trong hai bàn tay của bạn trông nhỏ hơn một cách rõ ràng so với bàn tay ở bên còn lại.
  • Bạn cảm thấy một trong hai bàn tay bị suy yếu rõ rệt.
  • Bạn phải nằm bất động trong một khoảng thời gian dài.

Các triệu chứng điển hình của teo cơ bàn tay là suy giảm khối lượng cơ bàn tay, sức co cơ và duỗi cơ và chiều dài của chi. Thêm vào đó, cảm giác đau ở bàn tay và suy giảm sự phối hợp vận động giữa các nhóm cơ ở tay thường bắt đầu xuất hiện khi sự teo cơ và hủy cơ bắt đầu diễn ra.

Tìm hiểu bệnh teo cơ bàn tay từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược trình độ chuyên sâu

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TEO CƠ BÀN TAY

Chẩn đoán bệnh

Bác sĩ có thể sẽ đề nghị thêm một số xét nghiệm nhằm phục vụ cho việc chẩn đoán xác định và loại trừ một số bệnh cảnh khác gần giống với teo cơ bàn tay. Theo KTV Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học Sài Gòn, những loại xét nghiệm này bao gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X-quang
  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Chụp cắt lớp vi tính CT
  • Xét nghiệm khảo sát sự dẫn truyền thần kinh
  • Sinh thiết cơ hoặc sinh thiết thần kinh
  • Điện cơ đồ EMG

Điều trị bệnh

Phương pháp điều trị được lựa chọn dựa trên sự trầm trọng của tình trạng teo cơ. Song song đó, mọi bệnh lý nền đều phải được chữa trị đồng thời. Những phương pháp điều trị thường được áp dụng cho bệnh teo cơ bao gồm:

  • Luyện tập thể dục
  • Vật lý trị liệu
  • Siêu âm trị liệu
  • Phẫu thuật
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Những phương pháp luyện tập được khuyến cáo bao gồm những bài tập vận động trong nước nhằm giúp bệnh nhân dễ dàng cử động các khối cơ bị tổn thương trong giai đoạn đầu của quá trình điều trị. Những chuyên gia vật lý trị liệu sẽ giúp bạn tìm ra những phương pháp luyện tập hiệu quả.

Siêu âm trị liệu là một phương pháp điều trị không xâm lấn, trong đó sử dụng sóng siêu âm nhằm giúp đỡ quá trình phục hồi các khối cơ. Đồng thời, phẫu thuật cũng có thể sẽ được chỉ định thêm nếu các dây chằng, gân cơ và các khối cơ dính quá chặt với nhau khiến bạn hạn chế cử động. Tình trạng này gọi là biến dạng cơ do co rút.

Phẫu thuật sẽ giúp cải thiện tình trạng biến dạng cơ do co rút trong trường hợp teo cơ do thiếu chất dinh dưỡng. Ngoài ra một dây chằng bị xé rách cũng có thể dẫn đến teo cơ, vì thế phẫu thuật cũng có thể giúp điều trị bệnh cảnh này.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop