Tìm hiểu biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gút phát sinh biến chứng

Tìm hiểu biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gút phát sinh biến chứngBệnh gút nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đôi khi còn đe dọa cả tính mạng. vậy có những biện pháp nào giúp ngăn ngừa bệnh gút phát sinh biến chứng?

Bệnh gút nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đôi khi còn đe dọa cả tính mạng. vậy có những biện pháp nào giúp ngăn ngừa bệnh gút phát sinh biến chứng?

Tìm hiểu biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gút phát sinh biến chứng

 Biến chứng bệnh gút

Bài viết này các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ đến bạn về bệnh gút cũng như biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gút phát sinh biến chứng!

BỆNH GÚT LÀ BỆNH GÌ?

Gút là bệnh lý rất dễ khởi phát khi cơ thể sản xuất lượng axit uric vượt mức cho phép không thể đào thải hết ra ngoài mà lắng đọng trong máu. Tình trạng này kéo dài khiến cho các tinh thể muối urat được tạo thành ngay tại khớp, xúc tiến phản ứng viêm và gây đau nhức.

Bệnh gút nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đôi khi còn đe dọa cả tính mạng. Biến chứng dễ phát sinh nhất khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, bởi lúc này, việc kiểm soát sẽ trở nên khó khăn hơn.

NHỮNG BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH GÚT

Sau đây là một số biến chứng thường gặp nhất của bệnh gút cần chú ý:

Hỏng khớp, bại liệt

Khi bệnh gút đã bước sang giai đoạn mãn tính thì ở khớp tổn thương thường xuất hiện các hạt tophi. Hạt tophi chính là tập hợp của nhiều tinh thể muối urat.

Hạt tophi thường dễ xuất hiện ở các vị trí như ngón, cổ tay, chân, mắt cá chân… Khi hạt tophi phát triển, chúng có thể ăn mòn da cũng như các mô sụn xung quanh khớp. Từ đó, có thể làm phát sinh những cơn đau mãn tính, khớp sẽ dễ bị biến dạng.

Bác sĩ giảng viển lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, nếu không sớm điều trị, khớp có thể bị phá hủy hoàn toàn. Lúc này, người bệnh sẽ đứng trước nguy cơ bại liệt, mất hẳn khả năng vận động khớp.

Tổn thương thận

Ở bệnh nhân gút, lượng axit uric thường được sản xuất vượt ngưỡng cho phép. Trong khi, axit uric lại được đào thải qua đường nước tiểu. Điều này khiến cho thận và hệ thống dẫn niệu phải chịu nhiều áp lực. Khi không được đào thải tốt, muối urat cũng có thể được hình thành ngay tại cơ quan này.

Thống kê cho thấy rằng, có tới 10 – 15% tổng số bệnh nhân gút gặp phải các vấn đề về thận. Thường gặp nhất là các bệnh như sỏi thận, viêm khe thận, tắc ống thận…

Trường hợp không can thiệp sớm, chức năng của thận sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Điều này tạo cơ hội cho các loại thuốc điều trị phát sinh các tác dụng phụ khiến thận bị tổn thương trầm trọng hơn. Người bệnh có thể bị ngộ độc thận hay suy thận rất nguy hiểm.

Nguy cơ đột quỵ, tai biến

Đây cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm mà bạn có thể gặp phải khi không kiểm soát tốt bệnh gút. Ngoài việc lắng đọng trực tiếp ở thận, các tinh thể muối urat cũng có thể lắng đọng cả trong lòng mạch máu.

Tình trạng này sẽ gây cản trở quá trình lưu thông máu. Từ đó, gây ra những tổn thương trong hệ mạch, van tim, gây viêm màng cơ tim. Nguy hiểm hơn là việc muối urat tích tụ ở mạch máu não.

Chính điều này là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến ở bệnh nhân gút. Nhiều trường hợp người bệnh còn đứng trước nguy cơ tử vong khi các biến chứng này không được phát hiện kịp thời.

Các biến chứng khác

Ngoài những biến chứng nghiêm trọng nêu trên, bệnh nhân gút còn có thể gặp phải các vấn đề khác. Một số vấn đề về mắt như tầm nhìn kém, khô mắt, đục thủy tinh thể… cũng được cho là có liên quan đến bệnh gút.

Ngoài ra, người bệnh còn dễ gặp phải tình trạng rối loạn cảm xúc. Bởi triệu chứng của bệnh nếu kích hoạt ở mức độ nặng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý. Người bệnh dễ trở nên bi quan, cảm xúc bất ổn.

Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc điều trị bệnh gút trong thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân phát sinh biến chứng. Thường gặp nhất là tình trạng viêm loét dạ dày, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn khi dùng thuốc giảm đau, kháng viêm.

Tìm hiểu biện pháp ngăn ngừa nguy cơ gút phát sinh biến chứng

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

NGĂN NGỪA NGUY CƠ GÚT PHÁT SINH BIẾN CHỨNG

Biến chứng bệnh gút sẽ phát sinh khi bạn kiểm soát bệnh không tốt. Như vậy, để ngăn ngừa bệnh chứng xảy ra thì việc khắc phục triệu chứng và kiểm soát bệnh tốt là quan trọng nhất.

Người bệnh cần hết sức chú ý đến các vấn đề sau:

  • Sớm thăm khám khi tình trạng sưng đau ở khớp xuất hiện đột ngột, khó kiểm soát.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị từ bác sĩ, dùng thuốc đúng kế hoạch được chỉ định.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Khi đang mắc bệnh cần hạn chế các thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản..
  • Tránh xa rượu bia, thức uống có gas, nước ngọt cũng như chất kích thích.
  • Không nên làm việc quá sức, vận động mạnh. Chú ý dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, nhất là khi khớp xương đang sưng đau.
  • Uống nhiều nước để tăng cường quá trình trao đổi chất và thanh lọc cơ thể, hỗ trợ đào thải axit uric.
  • Kết hợp rèn luyện các bài tập phù hợp để xương khớp được chắc khỏe, cải thiện khả năng vận động.

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn nhận định, những biến chứng của bệnh gút thường rất nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng nếu không được can thiệp kịp thời. Người bệnh cần điều trị và chăm sóc đúng cách để tránh phát sinh vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop