Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn hp

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn hpĐể điều trị bệnh viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP, ngoài sử dụng điều trị bằng kháng sinh kết hợp thuốc chống tăng tiết dịch vị dạ dày, cần phối hợp với kế hoạch chăm sóc hợp lý

Để điều trị bệnh viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP, ngoài sử dụng điều trị bằng kháng sinh kết hợp thuốc chống tăng tiết dịch vị dạ dày, cần phối hợp với kế hoạch chăm sóc hợp lý

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn hp

Bệnh viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn hp

 

Hãy theo dõi bài viết sau để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ đến bạn thông tin về các phương pháp điều trị bệnh viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn hp!

THÔNG TIN VỀ BỆNH VIÊM HANG VỊ DẠ DÀY CÓ VI KHUẨN HP

Hang vị là phần nằm ngang của dạ dày nên có khả năng chứa lượng thực phẩm lớn hơn môn vị, tâm vị và phình vị. Cũng chính vì vậy mà cơ quan này dễ bị tổn thương hơn những phần còn lại của dạ dày.

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, viêm hang vị là một trong những bệnh lý khá phổ biến. Bệnh khởi phát khi niêm mạc hang vị bị viêm và sưng do nhiều các nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp do Helicobacter pylori (HP), bệnh được gọi là viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP.

Vi khuẩn Helicobacter pylori sinh sống trong dạ dày của con người. Đây là một dạng xoắn khuẩn gram âm có khả năng ăn mòn niêm mạc và khiến dạ dày tăng tiết dịch vị.

Có rất nhiều trường hợp nhiễm vi khuẩn HP nhưng không phát sinh bệnh lý. Tuy nhiên với những người có chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, vi khuẩn có thể phát triển mạnh và gây tổn thương ở hang vị dạ dày.

Nguyên nhân và yếu tố gây bệnh

Vi khuẩn Helicobacter pylori được cho là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP. Tuy nhiên bệnh lý này có thể khởi phát do một số yếu tố rủi ro như:

  • Ăn uống không điều độ và thường xuyên bỏ bữa.
  • Lạm dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn, cà phê và một số đồ uống chứa chất kích thích.
  • Thường xuyên ăn thực phẩm mặn, có vị cay, thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều chất béo bão hòa, acid,…
  • Tùy tiện trong việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
  • Thức khuya và ngủ không đủ giấc.
  • Căng thẳng thần kinh và mệt mỏi kéo dài.

Triệu chứng thường gặp

Viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP có thể làm phát sinh một số triệu chứng như:

  • Đau bao tử (đau thượng vị)
  • Buồn nôn và nôn mửa – nhất là sau khi ăn no
  • Chướng bụng, đầy hơi
  • Ợ hơi và ợ chua
  • Người xanh xao, gầy sút và mệt mỏi
  • Ăn không ngon và chán ăn

Hầu hết các triệu chứng của bệnh đều không có khác biệt so với các vấn đề ở dạ dày. Vì vậy cần hạn chế tình trạng xác định bệnh thông qua biểu hiện lâm sàng.

Tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn hp

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sâu Ý Lý - giỏi Y Thuật - giàu Y Đức

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM HANG VỊ DẠ DÀY CÓ VI KHUẨN HP

Viêm hang vị có vi khuẩn HP thường được điều trị cẩn thận theo kháng sinh đồ nhằm ức chế và kìm hãm tác nhân gây hại. Ngoài ra bác sĩ có thể phối hợp kháng sinh với thuốc ức chế bơm proton/ thuốc kháng H2 để cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Kháng sinh điều trị viêm hang vị do vi khuẩn HP

Kháng sinh được sử dụng nhằm mục đích ức chế và kìm hãm hoạt động của vi khuẩn HP. Từ đó làm giảm mức độ tổn thương niêm mạc và hạn chế tình trạng lan rộng.

Theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, các kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP, bao gồm:

  • Clarithromycin: Là kháng sinh nhóm macrolid, được dùng phổ biến trong điều trị vi khuẩn HP. Clarithromycin thường được sử dụng phối hợp với một loại kháng sinh khác và thuốc kháng thụ thể H2/ thuốc ức chế bơm proton.
  • Amoxicillin: Amoxicillin là kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng – đặc biệt là đối với trực khuẩn gram âm. Trong trường hợp viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP tiến triển, Amoxicillin thường được phối hợp với Clarithromycin và thuốc ức chế bơm proton. Tuy nhiên thuốc không được sử dụng cho bệnh nhân có dị ứng với kháng sinh nhóm penicillin.
  • Metronidazole: Metronidazole có tác dụng đối với vi khuẩn, amip và động vật nguyên sinh trong dạ dày. Tuy nhiên hiện nay có nhiều trường hợp vi khuẩn HP đã kháng lại Metronidazole nên loại thuốc này ít được sử dụng trong điều trị viêm hang vị dạ dày do vi khuẩn.
  • Levofloxacin: Levofloxacin là kháng sinh nhóm quinolone. So với những kháng sinh cùng nhóm, Levofloxacin có mức độ nhạy cảm hơn với vi khuẩn ưa khí gram âm và vi khuẩn gram dương. Trong điều trị viêm hang vị có vi khuẩn HP, kháng sinh này thường được sử dụng phối hợp với kháng sinh penicillin và thuốc ức chế bơm proton.

Việc sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP phải được thực hiện thận trọng. Dùng thuốc tùy tiện có thể tăng chủng vi khuẩn và vi nấm kháng thuốc.

Bác sĩ thường yêu cầu sử dụng thuốc trong một thời nhất định nhằm đánh giá mức độ dung nạp trước khi chỉ định loại thuốc chính thức.

Các loại thuốc điều trị hỗ trợ

Kháng sinh là thuốc đặc hiệu trong điều trị viêm hang vị dạ dày có vi khuẩn HP. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ tác động đến vi khuẩn nên không có khả năng cải thiện triệu chứng. Do đó bác sĩ thường chỉ định dùng kết hợp với thuốc kháng H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton.

  • Thuốc kháng H2 (Cimetidine, Ranitidine,…): Nhóm thuốc này ức chế thụ thể histamine H2 tại niêm mạc dạ dày nhằm hạn chế quá trình sản sinh dịch vị dạ dày. Thuốc kháng H2 thường được dùng thay thế cho thuốc ức chế bơm proton trong một số trường hợp cần thiết.
  • Thuốc ức chế bơm proton (Omeprazole, Esomeprazole,…): Nhóm thuốc này có khả năng ngăn chặn sản xuất dịch vị dạ dày trong thời gian dài nhưng có khả năng hồi phục sau khi ngưng thuốc. Dùng loại thuốc này có thể tăng nguy cơ gãy xương ở bệnh nhân cao tuổi. Vì vậy trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thay thế bằng thuốc kháng thụ thể H2.
  • Thuốc kháng acid và bảo vệ niêm mạc dạ dày (chứa nhôm/ magie hydroxid): Nhóm thuốc này được sử dụng nhằm giảm nhanh các triệu chứng do viêm hang vị gây ra như đau dạ dày, ợ hơi, đầy bụng, chướng bụng,…

Trong trường hợp bị viêm hang vị dạ dày có kèm vi khuẩn HP, bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Tự ý thay đổi thuốc có thể khiến vi khuẩn kháng kháng sinh và gây bất lợi cho quá trình chữa trị.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop