Tìm hiểu tác dụng thần kỳ của dược liệu ngải cứu

Tìm hiểu tác dụng thần kỳ của dược liệu ngải cứuNgải cứu là một dược liệu có tác dụng cầm máu, an thai, giảm đau, khứ hàn,… Cũng vì vậy, loại dược liệu tự nhiên này thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian

Ngải cứu là một dược liệu có tác dụng cầm máu, an thai, giảm đau, khứ hàn,… Cũng vì vậy, loại dược liệu tự nhiên này thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian

Tìm hiểu tác dụng thần kỳ của dược liệu ngải cứu

Nhận dạng dược liệu ngải cứu

Theo bác sĩ cao đẳng dược tphcm dược liệu ngải cứu có chiều cao khoảng 0,4 – 1m. Thân cây có nhiều cành non, có lông. Lá ngải cứu mọc so le với phiến lá xẻ lông chim. Hai bên mặt lá ngải cứu đều có lông, mặt trên có màu xanh sẫm và dưới có màu trắng. Cụm hoa ngải cứu hình đầu nhỏ có màu lục nhạt, mọc thành từng chùm kép ở đầu cành. Dược liệu ngải cứu được tìm thấy chủ yếu ở các nước của khu vực Châu Á, Bắc Mỹ, Châu Âu, Bắc Phi, Alaska. Ngải cứu sử dụng bộ phận dùng là lá tươi. Lá và cành dược liệu ngải cứu thường được thu hoạch vào tháng 6, khoảng đầu hoặc giữa tháng 5 âm lịch. Sau khi thu hái, lá ngải cứu được rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô trong bóng râm. Lá dược liệu ngải cứu chứa nhiều tinh dầu, và các nhóm hoạt chất chính như acid amin, cholin, flavonoid, adenin.

Tác dụng của dược liệu ngải cứu

Theo Y Học Cổ Truyền, Dược liệu ngải cứu có một số tác dụng như: Khả năng cầm máu, giúp điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh, giúp phòng ngừa ung thư, giúp sơ cứu vết thương, giúp giảm đau nhức xương khớp, đau do thần kinh tọa, viêm khớp, giúp điều trị đau đầu, ho, cảm cúm, giúp chữa viêm họng, giúp điều trị suy nhược cơ thể, giúp giảm cân, giảm mỡ bụng, giúp làm sáng da, trị mụn, giúp chữa mẩn ngứa, rôm sảy, giúp hỗ trợ lưu thông máu não.

+ Cách dùng và liều lượng: Dược liệu ngải cứu dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc đắp. Liều dùng ngải cứu ở mỗi người thường không giống nhau, phụ thuộc vào độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe. Để phát huy tốt nhất hiệu quả điều trị, bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ trước để tìm ra liều sử dụng thích hợp. Do ngải cứu không an toàn nếu dùng không đúng liều.

+ Tác dụng phụ: Biểu hiện dị ứng là một trong những tác dụng phụ đặc trưng ở người bệnh khi sử dụng ngải cứu. Theo nhiều chuyên gia da liễu, dược liệu ngải cứu có thể gây phản ứng dị ứng ở một số bệnh nhân bị dị ứng với thực vật họ Asteraceae như hoa cúc, ragweed, cỏ bạch dương, cà rốt hoặc cần tây. Ngoài ra, một vài nguồn tài liệu khác cho thấy dược liệu ngải cứu cũng gây phản ứng dị ứng ở bệnh nhân bị dị ứng với mật ong, ô liu, sữa ong chúa, mù tạt trắng, kiwi, cao su, hạt micronesian và một số loại cây khác thuộc chi Artemisia. Không những vậy, phấn hoa của dược liệu ngải cứu có thể gây hình thành phản ứng ở người dị ứng với khói thuốc lá.

Tìm hiểu tác dụng thần kỳ của dược liệu ngải cứu

Một số bài thuốc dân gian từ dược liệu ngải cứu

Điều trị tử cung xuất huyết hoặc kinh nguyệt ra nhiều do suy nhược theo Giao ngải thang: Nguyên liệu gồm có 12 gram lá ngải cứu, 10 gram đương quy, 3 gram xuyên khung, 10 gram sinh địa và 5 gram bạch thược. Tất cả các vị thuốc được được rửa sạch và cho vào nồi, thêm 800 ml nước và đun sôi. Tắt bếp khi thuốc cạn còn 300 ml, lọc lấy nước thuốc rồi thêm 12 gram a giao, khuấy tan. Chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày.

Ngải cứu điều trị thương hàn nóng gây phát ban, nốt phát ban sau chuyển đen, tiểu ra máu ở phụ nữ mang thai (bài thuốc Thương hàn loại yếu phương): Nguyên liệu gồm ngải cứu khô, viên lại thành bằng quả trứng gà rồi sắc với 200 ml rượu trắng. Tắt bếp khi thuốc cạn còn 100 ml, lọc lấy thuốc và uống 2 lần trong ngày.

Ngải cứu điều trị kinh nguyệt không đều, chứng hư do chóng mặt, khí huyết, đới hạ, muốn nôn, bụng sường đầy trướng, băng lậu theo Ngải tiễn hoàn – Đông Viên thập thư. Nguyên liệu gồm ngải cứu 80 gram, đương quy và hương phụ 240 gram. Tất cả các vị thuốc cho vào bát, chứng với giấm nửa ngày. Sau đó, phơi khô nguyên liệu và nghiền thành bột. Tiếp đến, trộn hỗn hợp bột này với giấm đã nấu với nếp làm hồ, vo viên. Mỗi ngày lấy 16 – 20 gram uống.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop